9
/
83482
Bí mật của người nông dân có hai con đỗ trường danh tiếng
bi-mat-cua-nguoi-nong-dan-co-hai-con-do-truong-danh-tieng
news

Bí mật của người nông dân có hai con đỗ trường danh tiếng

Thứ 3, 10/12/2019 | 08:35:43
484 lượt xem

Trên chuyến tàu tới Bắc Kinh, Trung Quốc, một bác nông dân gày gò, áo sờn, ngồi cùng nhiều khách. Câu chuyện về con ông khiến cả toa chú ý.

Đứa con gái lớn ba năm trước đã vào Đại học Thanh Hoa. Đứa con thứ hai, năm nay sẽ nhập học Đại học Bắc Kinh. Một người tò mò hỏi ông: "Bác có bí quyết nào để hai con vào được trường danh tiếng nhất nước?".

Câu trả lời của người đàn ông trung niên khiến mọi người bất ngờ: "Tôi trình độ văn hóa thấp, kỳ thực cũng chẳng có bí quyết cao siêu nào cả. Chỉ là, tôi để các con dạy mình mà thôi".

Người cha nông dân chia sẻ, khi ông còn nhỏ, gia đình khó khăn, ông học hành không đến nơi đến chốn. Thế nên, khi có con, ông cũng không có nhiều kiến thức để dạy bọn trẻ. Mỗi ngày, khi con đi học về, người nông dân đều yêu cầu con thuật lại cho mình biết xem hôm nay giáo viên đã dạy những gì, ông đề nghị con giảng lại cho mình. Nếu đứa trẻ hiểu bài, nó sẽ giảng cho ông hiểu. Nếu nó không hiểu bài, không giảng được cho ông, ngày hôm sau, ông bảo nó đến nhờ giáo viên chỉ lại cho bằng hiểu, rồi về "dạy" cho bố.

Theo cách này, đứa trẻ vừa là học sinh, vừa là "thầy". Cũng chỉ bằng cách này, các con của người nông dân học hành tiến bộ từ bậc tiểu học lên trung học, cho đến khi đỗ vào các trường đại học trọng điểm.

Ảnh: qq. 

Nghe chuyện này, nhiều phụ huynh có thể phản bác: Tôi làm gì có thời gian? Mỗi ngày, chỉ đi kiếm tiền về tôi cũng đủ mệt, hơi đâu ngồi nghe con tôi giảng bài nữa? Hẳn nhiên, mỗi người có quan điểm riêng trong việc dạy con. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cảm hứng tích cực từ câu chuyện của người nông dân, đó là:

1. Trẻ trở thành "giáo viên" sẽ yêu thích học tập một cách tự nhiên

Mục đích của việc để con trở thành "giáo viên" là gì? Là có được điểm số cao, thứ hạng cao trong lớp? Không.

Có thể sử dụng hình ảnh củ cà rốt và con thỏ như một phép ẩn dụ cho phương pháp đốc thúc trẻ học. Bạn có thể giơ củ cà rốt để làm mồi nhử cho trẻ, khi bạn đưa cà rốt, thỏ sẽ chạy theo để lấy. Điều này giống với việc bạn nói với con rằng nếu học giỏi, con sẽ có thể vào trường điểm, có công việc tốt trong tương lai, kiếm được nhiều tiền... Đây luôn là cảnh giới sơ cấp của việc học, tức là vì mục đích sinh tồn, vì lợi ích bản thân, yếu tố cạnh tranh, dựa trên tham chiếu là các quy tắc xã hội.

Tuy nhiên, cảnh giới cao hơn của điều này, chính là khuyến khích đam mê chạy tự thân của "thỏ". Tức là, nếu thỏ cảm thấy phấn khích và yêu thích việc chạy, thì việc bạn có giơ củ cà rốt ra với nó hay không, cũng không quan trọng, nó vẫn chạy về phía trước. Đây chính là trạng thái tốt nhất của việc học, tức là có được niềm vui từ việc học những kiến thức mới.

Mục tiêu cuối cùng của việc để trẻ "làm giáo viên" chính là thôi thúc trẻ yêu thích việc học, tập trung vào việc thu thập kiến thức. Nếu cha mẹ có thể đạt được mục tiêu này, trẻ không quan tâm đến việc so sánh với người khác, mà chỉ so sánh với bản thân và không ngừng tiến bộ.

2. Trẻ em trở thành "giáo viên" sẽ tự tin vì được đánh giá cao

Trong bí quyết của người cha nông dân, bằng cách giảng bài cho cha, đứa trẻ không chỉ củng cố kiến thức của mình mà còn cảm thấy vô cùng tự tin khi được làm "giáo viên". Nhiệm vụ này khiến trẻ có thêm động lực. Việc được tôn trọng, được nhìn nhận năng lực là nhu cầu phát triển sức khỏe tinh thần chính đáng của trẻ.

Juan Carlos Echeverry Bernal, một ca sĩ opera nổi tiếng từng bị giáo viên âm nhạc nhận xét rằng "không có chất giọng phù hợp, không thể hát opera, hát như gió thổi tung rèm cửa", năm cậu 10 tuổi. Buồn nản, Carlos về nhà khóc òa lên với mẹ. Khi đó, mẹ Carlos đã khẳng định: "Con là một tài năng âm nhạc tuyệt vời. Ngày hôm nay con đã hát tốt hơn hôm qua rất nhiều. Mẹ tin rằng rồi con sẽ trở thành một ca sĩ xuất sắc". Sau này, Carlos thực sự thành tài. Nhớ lại quá trình trưởng thành, ông từng nói: "Chính lời khẳng định của mẹ đã đem lại cho tôi kết quả tốt đẹp ngày hôm nay".

3. Trẻ làm "giáo viên" có cơ hội tự rèn luyện khả năng độc lập

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen giúp trẻ làm bài tập, bài nào con thấy khó thì cha mẹ làm hộ.Trên thực tế, điều này hoàn toàn không tốt, bởi vì trẻ coi mẹ, cha là "cái nạng gỗ" để tựa vào những lúc gặp khó, dần dần mất đi sự độc lập trên đôi chân mình.

Trường hợp người cha nông dân tương tự. Do hạn chế về kiến thức, người cha không thể là "chiếc nạng gỗ" của con. Bề ngoài, đây có vẻ như là một điều không hay cho lắm, nhưng ở một góc độ khác, đứa trẻ thiếu "nạng gỗ" sẽ chỉ có cách suy nghĩ độc lập, tìm cách giải quyết vấn đề học hành một cách độc lập với bố. Có thể trẻ sẽ phải dành nhiều tâm sức, thời gian cho việc học, nhưng nhờ thế, khả năng độc lập của trẻ được trau dồi.

4. Trẻ "làm giáo viên" sẽ được lắng nghe và hồi đáp bằng thiện chí

Lắng nghe và hồi đáp là tiền đề của giao tiếp, tuy nhiên đôi khi vì bận rộn hay một lý do nào đó, phụ huynh bỏ qua ý nghĩa của việc này. Ví dụ, một người mẹ bận nấu nướng thì đứa con chạy vào hỏi về bài tập. Người mẹ vì mệt nên thoái thác: "Mẹ đang bận quá, con cứ để đó chốc mẹ sẽ xem". Kết quả là đứa bé bỏ qua bài đó và đi xem hoạt hình. Người mẹ bận bịu quên mất việc con nhờ, và ngày hôm sau khi đến lớp, đứa trẻ vẫn chưa làm bài tập.

Trên thực tế, cha mẹ thường bỏ qua việc lắng nghe con cái vì còn bận rộn với "những thứ quan trọng hơn". Hoặc đơn giản, họ không đủ kiên nhẫn để trả lời trẻ. Thực tế, đây là một vấn đề lớn, có khả năng ảnh hưởng đến khuôn mẫu hành vi của trẻ trong tương lai cũng như thói quen xử lý vấn đề của chúng. Hãy cố gắng để lắng nghe chia sẻ của trẻ, hiểu nhu cầu của trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen tốt là được lắng nghe, được phản hồi.

5. Khi phụ huynh đặt cái tôi xuống để nói chuyện với trẻ

Nhiều cha mẹ luôn giữ cho mình suy nghĩ thiếu bình đẳng khi giao tiếp với con trong quá trình giáo dục. Vô hình chung, thái độ của cha mẹ dành cho con là áp đặt, thiếu công bằng. Trong khi đó, trẻ đặc biệt ghét kiểu giáo dục này, thậm chí có xu hướng nổi loạn.

Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc con cái không chịu nghe lời bố mẹ. Gốc rễ của việc này, có lẽ xuất phát từ chính sự thiếu bình đẳng khi giao tiếp với trẻ. Nên dành thời gian suy nghĩ về cách bạn nói với trẻ, liệu bạn có nặng giọng, có dùng giọng điệu "người lớn" để mắng mỏ chúng không? Khi bạn hạ cái tôi xuống để nói với con một cách công bằng nhất, bạn sẽ thấy việc giao tiếp thành công dễ dàng mà thôi.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/doi-song/bi-mat-cua-nguoi-nong-dan-co-hai-con-do-truong-danh-tieng-4024340.html 


  • Từ khóa

Từng thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại thương, bỏ thành phố về quê trồng rau

Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi...
14:59 - 28/03/2024
105 lượt xem

Làm thêm không quá 20 giờ/tuần, học sinh, sinh viên nói gì?

Đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm (15 tuổi trở lên) nhưng không quá 20 giờ/tuần của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thu...
10:20 - 28/03/2024
226 lượt xem

Phát động cuộc thi Robocon về chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không

Các sự kiện lịch sử được sử dụng trong cuộc thi Robocon năm 2024 gồm sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm...
07:28 - 28/03/2024
285 lượt xem

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần liệu có khả thi?

Trong dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm nhưng không quá 20...
15:14 - 27/03/2024
675 lượt xem

3 câu nói cho thấy bạn có trí tuệ cảm xúc cao

Trí tuệ cảm xúc không chỉ là suy nghĩ hay khả năng cảm nhận, mà còn được thể hiện rõ qua cách bạn trò chuyện và truyền đi thông điệp.
11:59 - 27/03/2024
762 lượt xem