9
/
67046
Thời gian ở người trẻ: Kẻ thừa, người thiếu
thoi-gian-o-nguoi-tre-ke-thua-nguoi-thieu
news

Thời gian ở người trẻ: Kẻ thừa, người thiếu

Thứ 4, 07/11/2018 | 08:18:49
678 lượt xem

Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng, nhưng nhiều bạn trẻ dành thời gian đó để ngủ hết 8 tiếng, phần còn lại để ăn uống, xem phim, sử dụng mạng xã hội...

Thời gian của mỗi người như nhau, quan trọng là biết sắp xếp sử dụng sao cho hiệu quả ẢNH: Ý NHƯ

“Thời gian trôi đi không thể lấy lại được”, câu này được nhắc rất nhiều lần, đặc biệt dành cho giới trẻ. Nhưng hằng ngày vẫn có những lời than vãn chạy các hạn làm việc, trễ học, trễ hẹn, không đủ thời gian sinh hoạt, thiếu ngủ…

Nguyễn Hữu Sang, sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cảm thấy ngán ngẩm khi nói về câu chuyện trễ hẹn. Anh kể: “Mình sợ nhất và cũng ghét nhất là trễ giờ, đó là thiếu tôn trọng những người được hẹn”. Anh còn nhớ lần đợi cô bạn 7 giờ 30 đi họp nhóm, nhưng gần 8 giờ 30 mới xuất hiện mà không điện thoại báo lại. Nhìn cô bạn thong dong đi đến, không chút vội vã và hối lỗi.

Còn đối với Trần Minh Anh (21 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cô thường trong trạng thái căng thẳng vì thời hạn công việc. Cô thú nhận bản thân mình luôn thoải mái đợi gần đến hạn nộp mới bắt tay làm. Thường thì mỗi công việc sẽ có thời hạn 10 - 15 ngày để hoàn thành, nhưng cô luôn bị chi phối bởi những việc chẳng đâu vào đâu nên lúc nào cũng “nước tới chân mới nhảy”.

Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người trẻ trân trọng từng khoảng thời gian và trăn trở về việc sử dụng một ngày như thế nào cho hiệu quả.

Nguyễn Công Trứ (22 tuổi, nhân viên kỹ thuật ô tô tại TP.HCM) chia sẻ, 24 giờ một ngày đối với anh nhiều khi không đủ, vì có rất nhiều việc phải làm. Anh thường xuyên tự nấu ăn để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, sau giờ làm việc ở công ty anh còn học thêm tiếng Anh vào mỗi tối. Vừa làm, vừa học, lại tự đi chợ nấu ăn, chừng đó công việc làm 24 giờ một ngày của anh trở nên ít ỏi.

Còn Huỳnh Thanh Tiền, sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, có thời gian biểu chật cứng với lịch học, lịch làm thêm và nghiên cứu khoa học. Anh bộc bạch rằng, vì chủ động sắp xếp được thời gian nên mọi công việc đều nằm trong quỹ đạo của mình, tuy đôi lúc cũng hơi quá tải.

Thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết nguyên nhân là do tâm lý trừ hao thời gian của các bạn trẻ, dễ dãi nuông chiều bản thân, hay thỏa hiệp với chính mình nên để thời gian trôi qua vô ích.

Để sử dụng thời gian hiệu quả, thạc sĩ Thành khuyên các bạn trẻ nên đặt mục tiêu thực tế, cụ thể, xác định thời gian thực hiện.

Có nhiều lớp học về kỹ năng sử dụng thời gian hợp lý dành cho người trẻ, nhưng sử dụng như thế nào vẫn tùy thuộc vào ý thức mỗi người.

Theo Ý Như/ Thanh Niên

  • Từ khóa

Từng thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại thương, bỏ thành phố về quê trồng rau

Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi...
14:59 - 28/03/2024
287 lượt xem

Làm thêm không quá 20 giờ/tuần, học sinh, sinh viên nói gì?

Đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm (15 tuổi trở lên) nhưng không quá 20 giờ/tuần của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thu...
10:20 - 28/03/2024
386 lượt xem

Phát động cuộc thi Robocon về chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không

Các sự kiện lịch sử được sử dụng trong cuộc thi Robocon năm 2024 gồm sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm...
07:28 - 28/03/2024
464 lượt xem

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần liệu có khả thi?

Trong dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm nhưng không quá 20...
15:14 - 27/03/2024
838 lượt xem

3 câu nói cho thấy bạn có trí tuệ cảm xúc cao

Trí tuệ cảm xúc không chỉ là suy nghĩ hay khả năng cảm nhận, mà còn được thể hiện rõ qua cách bạn trò chuyện và truyền đi thông điệp.
11:59 - 27/03/2024
927 lượt xem