11
/
89299
Dạy con “học đúng và đủ” trong thời gian nghỉ dịch
day-con-hoc-dung-va-du-trong-thoi-gian-nghi-dich
news

Dạy con “học đúng và đủ” trong thời gian nghỉ dịch

Chủ nhật, 05/04/2020 | 10:59:52
575 lượt xem

BGTV- Việc thay đổi thói quen và môi trường học tập đột ngột trong đại dịch Covid-19 gây ra không ít xáo trộn cho cả phụ huynh và học sinh. Nhiều cha mẹ lo lắng sau kỳ nghỉ con mình sẽ quên kiến thức đã học được, tuy nhiên đây cũng là thời điểm để phụ huynh có thể đồng hành, thấu hiểu con em mình hơn.

Linh hoạt khi học online

Chị Lê Thùy Dung (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) có con học lớp 1 tại trường tiểu học Ngô Sĩ Liên cho biết kể từ khi nghỉ vì dịch bệnh, chị luôn dành thời gian chú tâm cùng con học bài để không “quên mặt” chữ, nhưng ở độ tuổi vẫn mải chơi, ham thích vận động và tính kỷ luật chưa cao, việc học bài trực tuyến hiện vẫn đang là cuộc “đấu trí” giữa hai mẹ con mỗi ngày. 

Cha mẹ không nên quá áp lực bài vở đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn này

Chị Dung chia sẻ: “Con vào học chưa lâu đã nghỉ dịch dài ngày nên kiến thức cũng rơi rụng nhiều, mà các con còn nhỏ nên học qua phần mềm thường khó tập trung, hay cười đùa, hiệu quả không thể như trên lớp được nên chủ yếu tôi vẫn phải chủ động trao đổi với các cô để tự hướng dẫn con tại nhà, vừa học vừa chơi để cháu không nản khi ngồi học”.

Cũng theo ý kiến nhiều phụ huynh, phương thức học trực tuyến áp dụng có hiệu quả đối với học sinh lớp lớn hơn là bậc tiểu học, số lượng các em tự giác ôn bài đạt tỷ lệ chưa cao. Anh Nguyễn Đức Hoàng (Phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang) chia sẻ về chuyện học hành của các con trong thời gian nghỉ dịch: “Bố mẹ vẫn đi làm nên chuyện học hành của một cháu lớn 8 và cháu lớp 1 nhà tôi bị ảnh hưởng nhiều vì không có người quản lý, các con ở nhà với ông bà nên chưa thể tự giác học được, chỉ lúc nào bố mẹ về mới có người hướng dẫn và cho dùng thiết bị công nghệ”. Cũng theo anh Hoàng, tuy việc học online là cần thiết giúp trẻ không “rơi” kiến thức, song chỉ thật sự hiệu quả khi có sự giám sát, hướng dẫn của cha mẹ và sự định hướng, hỗ trợ phù hợp từ phía các thầy cô trong việc giảng dạy, giao bài tập.

Phụ huynh và nhà trường “sát cánh”

Trên thực tế, việc các em học sinh lớp 1 quên kiến thức trong thời gian nghỉ kéo dài là hoàn toàn có thể xảy ra bởi các em mới làm quen với kiến thức, nhất là với những môn như Toán, Tiếng Việt… nếu không được ôn tập thường xuyên thì khả năng sau khi học trở lại các em sẽ bị “hổng” kiến thức nhiều. 

Tại trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu – xã Song Khê, TP Bắc Giang, với mục tiêu giúp học sinh trong thời gian nghỉ học phòng tránh dịch bênh an toàn nhưng vẫn được tự học và ôn tập kiến thức, tất cả giáo viên đều tham gia hướng dẫn học sinh học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, bằng các phần mềm dạy học trực tuyến ShubClassroom và Zoom. 

Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, để đảm bảo kiến thức cho học sinh, các thầy cô đã ứng dụng CNTT vào việc dạy và học cũng như họp trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên. Bên cạnh đó, cách giao bài, trao đổi với học sinh qua mạng xã hội cũng được áp dụng linh hoạt. Tuy nhiên, thực tế hoạt động này vẫn còn nhiều khó khăn do phụ thuộc điều kiện các gia đình, nhiều gia đình không có máy tính, khả năng phối hợp, trao đổi qua các phần mềm, ứng dụng công nghệ của một số phụ huynh còn hạn chế nên các cô giáo cũng tận dụng tối đa mạng xã hội như zalo, facbook để tuyên truyền, vận động, trao đổi với phụ huynh học sinh trong việc hướng dẫn ôn luyện, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để các con có thể sẵn sàng trở lại trường học sau thời gian nghỉ dài.

Kiên nhẫn và hướng dẫn bằng tinh thần khuyến khích, động viên sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn

Khác với bậc phổ thông (THCS, THPT), tính tự học của học sinh tiểu học chưa cao, nhất là đối với học sinh lớp 1. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, phụ huynh không nên quá lo lắng sẽ tự tạo tâm lý áp lực cho chính mình và các con, việc “ép” con học sẽ không mang lại hiệu quả, thay vì thế hãy lên lịch rõ ràng và cụ thể cho con trong sinh hoạt, học tập hàng ngày để rèn cho trẻ tính tự giác, kỷ luật. Bên cạnh kiến thức văn hóa, các bậc cha mẹ hãy sử dụng thời gian này này để giúp con trau dồi các kỹ năng mềm trong cuộc sống, cùng con tìm hiểu về dịch bệnh, cách phòng ngừa, hướng dẫn con tham gia các hoạt động thể thao vừa nâng cao sức khỏe, hạn chế thời gian trẻ dùng điện thoại, các thiết bị điện tử quá nhiều để sớm cân bằng lại nhịp sinh hoạt thường nhật./.

Minh Anh

  • Từ khóa

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giáo dục Việt Nam và Angola

Sáng 27/3 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đến chào xã giao Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Angola Américo António Cuononoca.
16:13 - 28/03/2024
0 lượt xem

Nhiều trường bỏ quy định đuổi học sinh viên hoạt động mại dâm 4 lần

Nhiều trường đại học đã bỏ quy định xử lý sinh viên dựa vào số lần vi phạm về hoạt động mại dâm.
15:18 - 28/03/2024
38 lượt xem

Vì sao các khóa nghề ngắn hạn thu hút người học?

Sau dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều biến đổi nên không ít người đã bỏ nghề cũ, chọn học những khóa nghề ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội công việc...
11:12 - 28/03/2024
137 lượt xem

Nở rộ ngành dạy thêm cho người già

Tình trạng dân số già nhanh chóng, đang thúc đẩy thị trường dạy thêm và cung cấp hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu cao tuổi tại Trung...
09:36 - 28/03/2024
165 lượt xem

Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh

Các chuyên gia cảnh báo việc "IELTS hóa" sẽ ảnh hưởng đến công tác giảng dạy tiếng Anh. Việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và thi IELTS khiến...
07:19 - 28/03/2024
208 lượt xem