11
/
80999
Nữ Giáo sư của những chương trình đào tạo lần đầu có ở Việt Nam
nu-giao-su-cua-nhung-chuong-trinh-dao-tao-lan-dau-co-o-viet-nam
news

Nữ Giáo sư của những chương trình đào tạo lần đầu có ở Việt Nam

Thứ 2, 21/10/2019 | 18:03:08
602 lượt xem

Với những đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, GS-TS-Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội - đã vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019.

GS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Ảnh: THÀNH TRUNG

GS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Ảnh: THÀNH TRUNG

Những chương trình đào tạo lần đầu có ở Việt Nam

Trao đổi với Lao Động, GS -TS Lộc cho rằng, ngoài những công trình nghiên cứu thành công thì chính những chương trình đào tạo mà bà cùng các đồng nghiệp xây dựng đã giúp bà được nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019.

Đầu tiên phải kể đến mô hình đào tạo giáo viên nối tiếp lần đầu tiên có ở Việt Nam. Mô hình này hay ở chỗ, các sinh viên khi thấy ngành học không phù hợp có thể chuyển sang ngành khác và các sinh viên ở các ngành học khác nếu thấy phù hợp với sư phạm thì có thể chuyển sang học nối tiếp sư phạm để trở thành giáo viên.

Theo GS-TS Lộc, mô hình đào tạo này rất linh hoạt, giúp phát huy được tiềm năng của sinh viên để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, lâu dài. Đồng thời cũng giải quyết được việc thừa, thiếu giáo viên, từ đó có thể phân luồng, điều tiết được lượng giáo viên.

Thêm một sáng kiến nữa của nữ giáo sư là việc nghiên cứu, mở chuyên ngành tâm lý học lâm sàng của trẻ em và vị thành niên, đào tạo trình độ thạc sĩ. Khi kết hợp với Mỹ, Australia và một số nước khác để nghiên cứu thực trạng về rối nhiễu tâm lý của trẻ em Việt Nam - hay là nói chính xác là “sức khoẻ tâm thần” của trẻ em Việt thì phát hiện tỉ lệ trẻ em có vấn đề về sức khoẻ tâm tâm thần “là không nhỏ”.

Chính vì vậy, GS-TS Lộc đã cùng các đồng nghiệp quyết tâm mở ngành đào tạo này tại Trường Đại học Giáo dục ĐHQG Hà Nội từ năm 2009, để giúp trẻ em Việt Nam, các thầy cô, các bậc cha mẹ phòng ngừa dối nhiễu tâm lý không đáng có ở trẻ và có tác động kịp thời để tránh những dỗi nhiễu trên trở thành bệnh lý.

Theo nữ giáo sư, đây là một chuyên ngành mới và đào tạo rất khó. Nhưng chính nó đã tạo ra những chuyên gia lâm sàng về tâm lý trẻ em và vị thành niên, những chuyên gia này sau “rất đắt khách”, nhiều người vào làm việc tại các bệnh viện, các trường tư hoặc mở các trung tâm tư vấn tâm lý nếu đủ điều kiện. Sáng kiến tiếp nữa, chính là việc mở chương trình đào tạo chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp.

“Cả 3 chương trình đào tạo trên đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu kéo dài trong nhiều năm, vừa xây dựng, vừa thử nghiệm và đặc biệt đều phải liên kết với nước ngoài để thực hiện” - GS Lộc nói.

Vì sao lại là Đại học Giáo dục?

Chủ nhân của Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019 chia sẻ, vì là nữ, lại là nữ lãnh đạo, bà gặp không ít khó khăn trong suốt quá trình bảo vệ Đề án thành lập trường Đại học Giáo dục.

Năm 1999, nguyên Giám đốc ĐHQG khi đó là Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo đã mời bà về ĐHQG khi bà đang là Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đấy, ĐHQG đã có trường Sư phạm, sau tách ra là trường ĐH Sự phạm Hà Nội, nên việc thành lập thêm một trường sư phạm đào tạo ra những giáo viên theo kiểu truyền thống là không cần thiết. Cho nên, nữ GS nhất quyết không chịu thành lập thêm một ĐH Sư phạm truyền thống, bà muốn lập ra một trường ĐH đào tạo ra “những người thầy của tương lai”, những người gây ảnh hưởng, tác động tới nhân cách, đến vấn đề phát triển của người khác.

Chính quan điểm mới này đã khiến bà gặp không ít khó khăn trên con đường thành lập ra trường. Khó khăn vì trường sư phạm truyền thống “luôn là một đối thủ lớn” và nhiều người không hiểu tại sao phải là ĐH Giáo dục.

“Khi đó đang khủng hoảng thừa giáo viên, các trường sư phạm mở ra quá nhiều, thậm chí các trường không phải sư phạm cũng đào tạo giáo viên, thế thì không nên thành lập thêm các trường sư phạm nữa, mà nhu cầu chúng ta đang thiếu các nhà giáo dục và các chuyên ngành mới về khoa học giáo dục, nên nhất quyết nó phải là ĐH Giáo dục chứ không phải trường sư phạm” - GS-TS Lộc nói. Chính từ đó, bà quyết tâm bảo vệ quan điểm của mình trước những ý kiến phản đối.

GS-TS Lộc cho biết, với quyết tâm của mình và được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bà đã đưa Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia phát triển và có chỗ đứng vững chắc như ngày nay.

Theo Thành Trung/Lao động

  • Từ khóa

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giáo dục Việt Nam và Angola

Sáng 27/3 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đến chào xã giao Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Angola Américo António Cuononoca.
16:13 - 28/03/2024
255 lượt xem

Nhiều trường bỏ quy định đuổi học sinh viên hoạt động mại dâm 4 lần

Nhiều trường đại học đã bỏ quy định xử lý sinh viên dựa vào số lần vi phạm về hoạt động mại dâm.
15:18 - 28/03/2024
281 lượt xem

Vì sao các khóa nghề ngắn hạn thu hút người học?

Sau dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều biến đổi nên không ít người đã bỏ nghề cũ, chọn học những khóa nghề ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội công việc...
11:12 - 28/03/2024
367 lượt xem

Nở rộ ngành dạy thêm cho người già

Tình trạng dân số già nhanh chóng, đang thúc đẩy thị trường dạy thêm và cung cấp hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu cao tuổi tại Trung...
09:36 - 28/03/2024
402 lượt xem

Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh

Các chuyên gia cảnh báo việc "IELTS hóa" sẽ ảnh hưởng đến công tác giảng dạy tiếng Anh. Việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và thi IELTS khiến...
07:19 - 28/03/2024
436 lượt xem