190
/
80426
Phương pháp mới 'cứu' nhiều bệnh nhân bị phổi nặng
phuong-phap-moi-cuu-nhieu-benh-nhan-bi-phoi-nang
news

Phương pháp mới 'cứu' nhiều bệnh nhân bị phổi nặng

Thứ 5, 10/10/2019 | 14:01:02
880 lượt xem

PGS.TS Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, hiện đã có 40 bệnh nhân mắc các bệnh về phổi được điều trị bằng phương pháp tế bào gốc.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet 

PGS.TS Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết: Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng biệt hóa để trở thành các tế bào khác với các chức năng riêng biệt mới. Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) thu nhận từ tủy xương, mô mỡ… không chỉ có khả năng làm mới mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào khác nhau như xương, mỡ, sụn, cơ, gan, thận, tim mạch, tế bào tiết insulin, thần kinh, tế bào khí quản…

Đồng thời, tế bào gốc tự thân có tính an toàn cao. Chính vì thế, hiện nay tế bào gốc trưởng thành đang được nghiên cứu ứng dụng điều trị trong rất nhiều bệnh lý.

COPD (phổi tắc nghẹn mạn tính) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Qua các nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trưởng thành được thấy là loại tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch.

Vì vậy, tế bào gốc trưởng thành có thể tác động đến cơ chế bệnh sinh của COPD và làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tủy xương, mô mỡ là nguồn cung cấp số lượng tế bào gốc trưởng thành nhiều nhất trong cơ thể. Việc dùng tế bào gốc trưởng thành tự thân giúp tránh được nguy cơ liên quan đến thải ghép.

Nghiên cứu điều trị tế bào gốc cho bệnh nhân COPD tại Việt Nam đang là hướng đi mới với nhiều triển vọng. Năm 2017, BV Bạch Mai bắt đầu triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” đã được Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt.

Cũng theo PGS.TS Chu Thị Hạnh: “Đến nay đã có 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, tủy xương. Sức khỏe của các bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt và có phản hồi tích cực khi được điều trị bằng tế bào gốc. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân bị COPD”.

Theo Quảng An/Tiền phong

  • Từ khóa

Có nên tự mua thuốc kháng đông về uống phòng đột quỵ?

Thời gian qua nhiều người lo sợ bị đột quỵ nên mua thuốc kháng đông về uống. Bác sĩ cảnh báo, uống thuốc kháng đông không đúng chỉ định là rất nguy...
14:59 - 29/03/2024
10 lượt xem

Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim "lạ": Có cả đau bụng, tiêu chảy

Bác sĩ cảnh báo, một trong những biểu hiện hiếm gặp nhất của nhồi máu cơ tim là tiêu chảy. Có trường hợp đau bụng kéo dài khiến bệnh nhân tưởng bị viêm...
13:59 - 29/03/2024
35 lượt xem

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
09:59 - 29/03/2024
135 lượt xem

Ăn thịt như thế nào để giúp giảm cân?

Thịt rất giàu dinh dưỡng nên là thành phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Mọi người thường nghĩ chế độ ăn ưu tiên thịt có thể gây...
08:44 - 29/03/2024
178 lượt xem

4 tách cà phê hoặc 2 tách trà, giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, ung thư

Một nghiên cứu theo dõi gần 2.500 người gần 70 tuổi trong 11 năm cho thấy cà phê và trà có thể là "bí quyết trường sinh".
16:45 - 28/03/2024
569 lượt xem