190
/
79387
Vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore: Hiểm họa từ sự chủ quan
vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-hiem-hoa-tu-su-chu-quan
news

Vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore: Hiểm họa từ sự chủ quan

Thứ 4, 18/09/2019 | 08:23:41
997 lượt xem

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại Nghệ An và Hà Tĩnh, xuất hiện nhiều ca nhiễm vi khuẩn burkholderia pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore) gây hoang mang lo lắng. Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh xuất phát từ bùn, nước bẩn và triệu chứng không rõ ràng, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Bác sĩ BV Sản Nhi Nghệ An điều trị cho bệnh nhi H.B.L (8 tuổi). Ảnh: PV

Bác sĩ BV Sản Nhi Nghệ An điều trị cho bệnh nhi H.B.L (8 tuổi). Ảnh: PV

Điều trị quai bị, phát hiện vi khuẩn “ăn thịt người”

Chị Hà Thị Cúc (xã Nghĩa Liên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết: “Con trai tôi là cháu H.B.L (8 tuổi) kêu đau vùng mang tai vào ngày 1.9. Đến hôm sau, vùng tai sưng to, sốt cao. Tôi đưa lên bệnh viện huyện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh quai bị và cho thuốc điều trị. Sau 3 ngày không đỡ, bác sĩ cho đi khám lại, kết luận “áp xe viêm màng tai”, cho chuyển về Bệnh viện Sản Nhi tỉnh”. Bệnh viện cho chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, cấy mủ và kết luận em H.B.L bị nhiễm vi khuẩn burkholderia pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”), tên khoa học gọi là bệnh whitmore.

Sau đó, bệnh viện tiến hành mổ cấp cứu cho H.B.L, truyền kháng sinh liều cao. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hà - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, hiện sức khỏe cháu H.B.L đã ổn định, song cần điều trị kháng sinh liều cao vài tuần nữa mới có thể xuất viện.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Năm 2017, có 3 trường hợp, năm 2018 có 1 trường hợp và năm 2019 có 4 trường hợp (trong đó 1 bệnh nhi đã xuất viện).

Tại Hà Tĩnh, bác sĩ Hoàng Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh - cho hay, ngày 9.9 vừa qua, bệnh viện điều trị cho bệnh nhân Đặng Xuân Hà (61 tuổi, trú thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) mắc bệnh whitmore. Mặc dù được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp, nhưng bệnh nhân đáp ứng chậm với quá trình điều trị, vẫn sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng nặng nên đã chuyển lên tuyến trên.

Theo bác sĩ Võ Hoài Nam - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, bệnh nhân Hà có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, biến chứng loét ngón 2 bàn chân phải mà vẫn làm việc đồng áng. Bệnh nhân tiếp xúc với bùn đất mà không có phương tiện bảo hộ nên đã bị vi khuẩn burkholderia pseudomallei xâm nhập qua vết loét mà không biết. Chỉ khi bị sốt cao liên tục, người nhà mới đưa bệnh nhân đi viện.

Nguy cơ tử vong cao

Bác sĩ Võ Hoài Nam cho biết, bệnh whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỉ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là một vết xây xát nhỏ nhưng khi tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn whitmore thì dễ nhiễm trùng, sau đó là các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày, bác sĩ Nam cho biết thêm.

Những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trong quá trình, làm việc, đi lại, nếu phải đi chân đất, người lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì rất dễ bị lây nhiễm. Do vậy, người dân khi lao động, sinh hoạt tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, đặc biệt môi trường sau mưa lũ cần phải có các biện pháp phòng hộ như đi ủng, tất nylon… Đặc biệt những ai có các vết thương, mụn nhọt… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô. Hiện nay, whitmore là căn bệnh chưa có vaccine tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng.

Tỉ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%. Những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.


Theo Q.Đại - Tr. Tuấn/Lao động

  • Từ khóa

Ăn gì để có một làn da đẹp?

Ngoài chăm sóc da, tập thể dục, ngủ ngon giấc, tinh thần vui vẻ..., thực phẩm rất quan trọng đối với làn da đẹp.
17:18 - 20/04/2024
149 lượt xem

Thêm nhiều lợi ích sức khỏe của bưởi

Bưởi có hương vị ngọt thanh mát xen lẫn vị chua dịu nhẹ. Bưởi chứa các hợp chất thực vật có lợi, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
08:01 - 20/04/2024
354 lượt xem

Chỉ 1-2 phút đi bộ giật lùi cũng mang lại lợi ích to lớn

Đi bộ giật lùi trong công viên có vẻ là một cách di chuyển kỳ lạ, nhưng xu hướng TikTok gần đây đang ca ngợi những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nó.
16:13 - 19/04/2024
756 lượt xem

Không có phương pháp 'ngậm vòng hạt đá trị bệnh viêm họng'

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân có dị vật là chiếc vòng hạt đá...
11:18 - 19/04/2024
848 lượt xem

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
884 lượt xem