11
/
77962
Oái oăm phụ huynh lớp 1 đòi vào trường cho con đi vệ sinh
oai-oam-phu-huynh-lop-1-doi-vao-truong-cho-con-di-ve-sinh
news

Oái oăm phụ huynh lớp 1 đòi vào trường cho con đi vệ sinh

Chủ nhật, 18/08/2019 | 12:06:07
713 lượt xem

Con vào học lớp 1 nhưng không biết tự phục vụ những việc cơ bản, phụ huynh "đòi" vào trường lớp để đút cho con ăn, cho con đi vệ sinh.

>>Học chữ không khó, tính ỷ lại mới đáng sợ

Cha mẹ đòi vào trường học phục vụ con  

Bà Phan Thúy Trang, hiệu trưởng một trường tiểu học ở TPHCM kể, khi ở trường cũ, bà gặp những tình huống phải nói suốt đời khó quên. Đầu năm học, có bà mẹ có con vào lớp 1, trong những ngày đầu cứ đến giờ là vào xin gặp con. Tìm hiểu ra thì mới biết, bà mẹ này đến để đưa con đi vệ sinh. 

Oái oăm phụ huynh lớp 1 đòi vào trường cho con đi vệ sinh - 1

Nhiều trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt khi bước vào lớp 1 (Ảnh minh họa)

Giáo viên góp ý hãy tập cho cháu tự đi vệ sinh thì phụ huynh khăng khăn con không thể tự đi một mình và đòi "đặc cách"... bố mẹ hàng ngày vào trường dẫn con đi vệ sinh. 

Tưởng chuyện nghe hiếm nhưng thật ra không hề lạ xảy ra ở các trường tiểu học đối với trẻ vào lớp 1. Có những đứa trẻ không biết tự đi vệ sinh, nên khi không có người phục vụ là cả ngày ở trường các em nín, sợ đến trường vì gặp rắc rối với những sinh hoạt thông thường. 

Cô Nguyễn Thùy Phương, giáo viên tiểu học ở TPHCM kể, có nhiều trẻ triền miên ở tuổi mầm non ở trường trẻ được cô giáo đút, về nhà bố mẹ bón tận nơi. Cứ ngồi xem iPad, điện thoại, há miệng là có người... đút vào. Khi vào lớp 1, các em không thể làm được việc cơ bản tối thiểu nhất như rót nước uống, xúc cơm ăn, mặc quần áo. 

Thời gian đầu, nhiều trường hợp giáo viên, bảo mẫu phải kiêm thêm việc hướng dẫn các em những việc này. Có những ca khó, phụ huynh phải xin vào tận trường để đút trẻ mới chịu ăn. 

Cô Phương kể, nhiều trẻ được bố mẹ chăm sóc quá kỹ, cưng chiều thái quá nên các em mất phương hướng trong giao tiếp, không biết kết nối với bạn bè, không biết được giới hạn... dễ bị khủng hoảng khi đi học. Việc rèn luyện những khả năng này khó hơn dạy chữ rất nhiều và vượt quá khả năng của giáo viên vì đòi dày công, phải được hình thành trong sinh hoạt hàng ngày. 

Quá quan tâm viết chữ, bỏ quên sự chuẩn bị 

Vấn đề của trẻ gặp phải khi vào lớp 1 không nằm ở việc chưa biết đọc, biết viết. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, mối quan tâm và đầu tư nhiều nhất của nhiều phụ huynh chuẩn bị cho con vào lớp 1 lại là học chữ, làm toán. Thậm chí, nhiều em chưa đi học nhưng đã xong chương trình lớp 1. 

Điều đó điều đó không đồng nghĩa với việc các em có thể thích nghi với môi trường học tập. Việc đi học của nhiều đứa trẻ trở nên vô cùng nan giải khi gặp những cú "sốc" khi bước vào môi trường cần sự độc lập ở trường học.

Trong khi, ở nhà các em được bố mẹ, ông bà phục vụ gần như mọi thứ nên nhiều em không biết tự chăm sóc bản thân, không biết tương tác, giao tiếp, kết nối... Các em dễ bị mất niềm tin, hoang mang vào năng lực của bản thân khi không thể xoay xở trong một môi trường mới. 

Nhiều trường học ở TPHCM, sau ngày tựu trường sẽ dành những ngày đầu để giúp học sinh làm quen với môi trường mới, hướng dẫn các em những kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt ở trường học. 

Oái oăm phụ huynh lớp 1 đòi vào trường cho con đi vệ sinh - 2

Giáo viên Trường tiểu học Hồng Hà, Bình Thạnh, TPHCM  hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với sinh họat, trường lớp 

Hàng năm, Sở GD-ĐT đều có hướng dẫn, những tuần đầu tiên, các lớp đầu cấp sẽ chưa vào chương trình ngay. Giáo viên, nhà trường sẽ dành thời gian để các em làm quen với bạn bè, trường lớp. 

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, trong quá trình thích nghi với môi trường mới ở trường tiểu học, nhiều em không thể tự phục vụ những hoạt động cơ bản do cha mẹ thường làm thay trẻ mọi việc nên các em rơi vào bị động, hụt hẫng. 

Bên cạnh các kỹ năng về học tập, rèn thói quen nề nếp, ông Vinh chia sẻ, phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự phục vụ (vệ sinh cá nhân, sắp xếp và giữ gìn đồ dùng học tập, tự mặc quần áo, ăn uống...), các kỹ năng giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, thầy cô, giải quyết những vấn đề đơn giản ở học đường. 

Theo Hoài Nam/Dân trí

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
479 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
592 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
628 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
666 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
1,198 lượt xem