240
/
76738
Gặp “người nhện” mang sức mạnh cho bệnh nhi ung thư
gap-nguoi-nhen-mang-suc-manh-cho-benh-nhi-ung-thu
news

Gặp “người nhện” mang sức mạnh cho bệnh nhi ung thư

Thứ 3, 23/07/2019 | 16:24:38
672 lượt xem

Hai năm trở lại đây, các bệnh nhi mắc bệnh ung thư ở bệnh viện K cơ sở Tân Triều, bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh viện Huyết học máu Trung Ương đều chờ mong đến giữa tháng để được tổ chức sinh nhật và đợi chàng “người nhện” mang một món quà thật lớn đến đó là niềm vui, tiếng cười và sự lạc quan.

"Người nhện" ghé cửa từng phòng bệnh chơi đùa với các em nhỏ. Ảnh: SH.

"Người nhện" ghé cửa từng phòng bệnh chơi đùa với các em nhỏ. Ảnh: SH.

Mỗi lần “người nhện” xuất hiện, gương mặt của những đứa trẻ sáng bừng lên, một vài tiếng hét lớn: A! người nhện kìa! Một vài gương mặt lại tỏ vẻ ngơ ngác, hoài nghi: “Người nhện đến thật sao?”. Nhưng chẳng bạn nhỏ nào nhận ra, đằng sau bộ quần áo kia là một người anh vô cùng thân thiết, người luôn đồng hành và động viên các em.

Tham gia nhiều hoạt động tình nguyện tại bệnh viện K, chứng kiến cảnh bệnh nhân nhí nằm thoi thóp trên giường bệnh, Cao Sỹ Huy (SN 1993) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội mong muốn làm gì đó để khích lệ tinh thần các em nhỏ. Mỗi lần đi vào viện, Sỹ Huy cảm nhận được không khí nặng nề từ hành lang đến các phòng bệnh.

Anh Cao Sỹ Huy, “người nhện” của các em nhỏ ung thư. Ảnh: Thúy Quỳnh.Anh Cao Sỹ Huy, “người nhện” của các em nhỏ ung thư. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Trao đổi với Lao Động, Sỹ Huy cho biết: “Lần đầu tiên vào Bệnh viện K, nhìn thấy các bệnh nhi phải truyền hóa chất vào người, có bé mệt lả, có bé quấy khóc. Mỗi lúc như vậy thứ duy nhất để dỗ dành chính là những bộ phim về người nhện. Cũng từ ấy mình quyết định “biến hình” thành người nhện để tạo ra động lực giúp các em chiến đấu với căn bệnh quái ác kia”.

Sáng đi làm, tối đến phần lớn thời gian của Huy là ở bệnh viện để tổ chức các hoạt động dành cho các em nhỏ và nhiều bệnh nhân khác. Ở tuổi 26 như Huy, nhiều người muốn ổn định, muốn lập gia đình nhưng với chàng người nhện, làm được một điều nhỏ nhoi cho các em, anh chưa bao giờ hối tiếc bởi mỗi người sẽ có niềm vui riêng và niềm vui của Huy là… ở viện.

“Tôi muốn các bé có thật nhiều sức khỏe, có một tuổi thơ đầy kỷ niệm thay vì chỉ nghĩ đến sự đau đớn trong phòng bệnh. Ung thư sẽ không còn đáng sợ nếu chúng ta biết đồng hành, biết trao tin yêu và sự lạc quan” – Sỹ Huy mong muốn.

Các em nhỏ rất vui khi được gặp gỡ “người nhện“.

Các em nhỏ rất vui khi được gặp gỡ “người nhện“.Các em nhỏ rất vui khi được gặp gỡ “người nhện“.

Mỗi đợt truyền hóa chất vào cơ thể người con trai 4 tuổi của chị Lê Thị Quyên (Gia Lâm, Hà Nội) là một lần con đau, mẹ đau. Con chị Vân bị mắc bệnh bạch cầu cấp, vào viện điều trị từ tháng 8.2018. Hơn một năm trời hai mẹ con ở viện, đêm nào chị Vân nằm ôm con cũng khóc ướt gối.

Chị Quyên tâm sự: “Tôi và con nhập viện hơn một năm nay, nhiều cháu trong phòng không trụ được mà ra đi, nhìn đau lắm. Dù biết là khi đưa con vào đây cũng phải xác định tinh thần nhưng cũng phải quên đi, để cùng con tiếp tục chiến đấu. Dù đang đâu đớn vì bệnh tật nhưng khi nhìn thấy anh người nhện cháu lại cười nói, vui vẻ và lạc quan hơn nên cháu rất mong người nhện thường xuyên đến”.  

Phương Linh chăm chú đi giày cho búp bê.Phương Linh chăm chú đi giày cho búp bê.

May mắn hơn mẹ con chị Quyên, bà nội và em Phùng Phương Linh (9 tuổi) ở Ba Vì (Hà Nội) sắp được xuất viện sau hơn một năm điều trị tại bệnh viện. Nhìn Linh ở ngoài không ai nghĩ em đang mang trong mình một khối u ở gần phổi. Nhập viện từ tháng 4.2018, thời gian đầu mẹ lên chăm Linh nhưng đến ngày gần sinh nở mẹ về, bà nội, bà ngoại lại thay phiên lên chăm cháu.

“Các em nhỏ thích gì mà con có con sẽ cho em, tại em còn bé với điều trị bệnh đau lắm, nhưng con không nói ra đâu vì nói ra bà lại lo. Lúc nào đau lắm con mới nhờ bà kêu bác sĩ. Mỗi lần người nhện đến là bọn cháu lại có thêm niềm vui và sự lạc quan, giúp bọn cháu quên đi nỗi đau bệnh tật”, Phương Linh tâm sự.

Theo Phạm Đông/Lao động

  • Từ khóa

Cận cảnh đường ống ngầm khổng lồ, thu gom toàn bộ nước thải làm sống lại sông Tô Lịch

Đường ống ngầm dài khoảng 15km với đường kính lớn nhất đạt 2,2m có nhiệm vụ thu gom toàn bộ nước thải đổ ra sông Tô Lịch.
18:31 - 19/04/2024
77 lượt xem

Shipper chạy ẩu, lấn chiếm vỉa hè: Đừng viện cớ mưu sinh

Đa số bạn đọc cho rằng một khi tham gia giao thông thì ai cũng phải tuân thủ luật giao thông và chịu chế tài nếu vi phạm.
15:42 - 19/04/2024
150 lượt xem

Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy sẽ không đến

Một du khách nước ngoài đã phàn nàn về tình trạng rác thải trôi nổi trên mặt nước ở vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ trên mạng xã hội, sau khi vừa kết thúc...
10:48 - 19/04/2024
256 lượt xem

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội...
10:05 - 19/04/2024
304 lượt xem

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc

Miền Bắc nắng nóng diện rộng trở lại từ ngày 19/4, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng ghi nhận mức nhiệt cao nhất trên 35 độ C. Tình trạng này khả năng kéo dài...
06:30 - 19/04/2024
357 lượt xem