4
/
76054
Hiệu quả mô hình biogas ở huyện miền núi Yên Thế
hieu-qua-mo-hinh-biogas-o-huyen-mien-nui-yen-the
news

Hiệu quả mô hình biogas ở huyện miền núi Yên Thế

Thứ 2, 08/07/2019 | 16:01:48
2,899 lượt xem

BGTV- Trong những năm gần đây, nhờ mô hình biogas của Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã giúp cho đồng bào dân tộc ở huyện miền núi Yên Thế cải thiện đáng kể ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đồng thời tạo chất đốt phục vụ sinh hoạt, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nơi đây.

Là một trong những hộ gắn bó với nghề chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay, trung bình mỗi năm gia đình chị Triệu Thị Chinh, thôn Chùa, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế luôn duy trì nuôi từ 3-4 lứa lợn. Do chăn nuôi nhiều nên lượng chất thải lớn, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý, nhiều lúc phải xả trực tiếp ra môi trường nên gây ô nhiễm. Tuy nhiên, đến năm 2017, gia đình chị đã được Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học biogas xử lý chất thải chăn nuôi nên toàn bộ chất thải trong chăn nuôi do lợn thải ra đã được xử lý thu gom vào hệ thống bể, qua nhiều ngăn lọc chất bã lắng lại và nước thải khi thải ra trong, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Không chỉ có vậy, chất thải được tận dụng thông qua hầm biogas tạo thành khí đốt phục vụ việc đun nấu và sinh hoạt, tiết kiệm được chi phí sử dụng gas. Chị Triệu Thị Chinh cho biết: “Nhờ hầm khí biogas nên gia đình không chỉ giải quyết việc ô nhiễm do chăn nuôi mà còn tiết kiệm được 400.000 đồng/tháng nhờ chất đốt từ hầm khí”.

Cùng với gia đình chị Chinh, gia đình anh Lăng Văn Chuyển thôn Đồng Bông, xã Tân Hiệp  cũng được Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ 5 triệu đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng công trình khí sinh học có quy mô 20 m3 đáp ứng quy mô chăn nuôi 80 đến 100 con. Theo anh Chuyển, đối với hộ là đồng bào dân tộc điều kiện kinh tế còn khó khăn, mặc dù khoản đầu tư xây dựng ban đầu có khá lớn, nhưng nếu tính tới hiệu quả lâu dài thì lại rất tốt. Chỉ tính về chi phí chất đốt và điện thì mỗi tháng bình quân gia đình anh cũng tiết kiệm được từ 250 – 300 nghìn đồng để mua chất đốt, điện tương đương với gần 3 triệu đồng mỗi năm. Mặt khác, chuồng trại luôn sạch sẽ, nên gia súc chóng lớn, ít bệnh tật, môi trường sống trong lành, sức khoẻ mọi người được nâng cao, đồng thời tạo điều kiện cho gia đình mở rộng quy mô chăn nuôi phát triển kinh tế.

Không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, hầm khí sinh học biogas cung cấp chất đốt, giúp các hộ gia đình tiết kiệm từ 300.000 - 400.000 đồng/tháng mua chất đốt.

Nếu như trước đây, các hộ gia đình băn khoăn vì chỉ sợ khi xây dựng hầm biogas thì không có phân bón để cho lúa và các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, sau khi được tham gia các lớp tập huấn về cách sử dụng và hiệu quả của hầm biogas nên những băn khoăn này đã được giải quyết dứt điểm. Vì quá trình phân giải của chất thải từ chăn nuôi gia súc, dịch thải hay còn gọi là phụ phẩm từ hầm biogas dùng làm phân bón cho lúa, ngô, các loại cây trồng khác rất tốt, thậm chí còn có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.

Là một trong những địa phương có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên trước đây khi mô hình biogas chưa được đưa vào ứng dụng, chất thải trong chăn nuôi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc của huyện. Do vậy, nhận thức được vấn đề, từ nguồn hỗ trợ từ Dự án nông nghiệp các bon thấp do tỉnh triển khai, huyện Yên Thế đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư xây dựng hầm khí biogas để xử lý chất thải. Trong đó, đặc biệt chú trọng lựa chọn các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ xây dựng hầm khí biogas phục vụ xử lý chất thải. Đến nay, đã có trên 1000 hộ dân tại 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện xây dựng được hầm khí biogas phục vụ chăn nuôi.

Anh Thân Văn Hiển, Cán bộ phụ trách kỹ thuật Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp cho biết: đến nay 100% các hộ dân chăn nuôi lợn xây dựng công trình khí sinh học, sử dụng và vận hành rất hiệu quả, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số mô hình này càng khẳng định được sự phù hợp, bởi quy mô chăn nuôi ở mức nhỏ và vừa từ 20 đến 100 con. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo.

Những phụ phẩm từ hầm biogas còn được dùng làm phân bón cho lúa, ngô, các loại cây trồng khác rất tốt.

Biogas là khí sinh học do một số vi khuẩn phân giải kỵ khí chất hữu cơ tạo ra. Nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học là chất hữu cơ, phân động vật, lá thân cây cỏ, nước thải, nước. Các nguyên liệu đó được ủ trong bể, túi kín kỵ khí để hình thành khí CH4 dễ cháy. Đây là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi cũng như chất thải sinh hoạt tại nông thôn. Lợi ích của nó mang lại là tạo nguồn năng lượng để thắp sáng, sưởi ấm, chạy máy phát điện; chất cặn thải sau quá trình lên men dùng để bón cho cây trồng sẽ hạn chế được việc sử dụng phân hoá học. Ngoài ra, trong quá trình lên men trong điều kiện kỵ khí các vi khuẩn gây bệnh cho con người đã được loại trừ. Việc phát triển biogas không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng mà còn là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng dân cư, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp./.

PV/BGTV

  • Từ khóa

Giá vàng hôm nay 19.4.2024: Sụt giảm trước ngày đấu thầu vàng miếng

Giá vàng trong nước sụt giảm trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng.
09:30 - 19/04/2024
56 lượt xem

Vụ giám đốc Nhã Nam xin lỗi: Góc nhìn về xử lý khủng hoảng truyền thông

Một số chuyên gia truyền thông nêu ý kiến về lời xin lỗi được đăng tải trên trang mạng xã hội của Nhã Nam có 1 triệu lượt theo dõi với những góc nhìn liên...
08:05 - 19/04/2024
74 lượt xem

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
568 lượt xem

Điều gì đẩy giá xăng tăng vượt 25.000 đồng/lít?

Trong vòng một tháng, sau 5 phiên điều chỉnh, giá xăng tăng một mạch vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất tính từ đầu năm.
08:28 - 18/04/2024
719 lượt xem

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
20:00 - 17/04/2024
958 lượt xem