190
/
75508
Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết mùa hè
chu-dong-phong-ngua-sot-xuat-huyet-mua-he
news

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết mùa hè

Thứ 4, 26/06/2019 | 08:08:00
1,351 lượt xem

BGTV- Thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay là điều kiện để căn bệnh sốt xuất huyết (SXH) dễ dàng bùng phát, người dân nên chủ động trong phòng chống bệnh, tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình.

SXH là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có quanh năm. Tuy vậy, khi thời tiết mưa nắng thất thường, nóng ẩm sẽ khiến bệnh có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Đây là bệnh được lây truyền giữa người bệnh và người lành bởi muỗi vằn và muỗi hổ châu Á, hai loài muỗi này có mặt khắp nơi trên cả nước, đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để tiệu diệt mầm bệnh và chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu. Bệnh SXH ngày nay được xem là bệnh nguy hiểm vì vừa mang tính chất cấp tính vừa là mang tính chất truyền nhiễm (bệnh dịch), bệnh không diễn tiến theo chu kỳ và không những ở trẻ em mà người lớn cũng mắc phải với tỷ lệ gần tương đương nhau.

Các biện pháp phun thuốc diệt trừ muỗi cũng cần áp dụng, nhất là những nơi có nguy cơ cao

Chị Vũ Thu Hằng (Song Mai, TP Bắc Giang) vừa đưa con gái 6 tuổi vào khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang với những biểu hiện như sốt cao liên tục, mẩn đỏ, rất may đến nay tình trạng cháu bé đã ổn định. Chị Xuyến cho biết: “Hè gia đình tôi thường gửi cháu chơi bên nhà ông bà, đến hôm sau về thấy người con sốt cao, tôi có cho uống hạ sốt nhưng cháu không thấy đỡ, đến ngày thứ 2 lo quá nên phải đưa cháu vào viện kiểm tra, các bác sỹ chuẩn đoán bị sốt xuất huyết mức nhẹ nên đã kịp thời xử lý”.

Khi bị SXH, đặc biệt là trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. SXH thường có các biểu hiện như sốt cao liên tục 3 - 4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Đồng thời sốt của bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt trong 3 ngày đầu, và khi sốt bắt đầu giảm sẽ xuất hiện xuất huyết, biểu hiện như da xung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi... do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và có thể kèm theo nôn, chân tay lạnh. Thông thường từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.

Cần phân biệt với sốt phát ban. Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên đến 39 - 40 độ C) và  xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn mửa và phát ban đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt... Nếu nguyên nhân gây sốt là do virut đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn). Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi, người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3-5 ngày rồi lặn.

Người dân cần chủ động dọn dẹp vệ sinh, sử dụng các biện pháp phòng ngừa không cho muỗi phát triển

Để phân biệt SXH với sốt phát ban, cách đơn giản nhất là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da xung huyết, nếu thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay là sốt phát ban, còn nếu vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, đó là SXH (đây là dấu hiệu ấn ngón tay hoặc thời gian hồi phục màu da trong chẩn đoán bệnh SXH). Hai biểu hiện để nghĩ đến SXH là sốt cao đột ngột và xuất huyết, do đó khi xuất hiện triệu chứng này người bệnh cần được khám bệnh càng sớm càng tốt để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm điều trị sớm, tránh biến chứng xảy ra.

Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, tỉnh đang triển khai nhiều biện pháp chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các huyện, thành phố tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông tới người dân về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết. Công tác chống dịch SXH là của toàn dân và vì chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi, loăng quăng bằng mọi biện pháp như phun thuốc diệt muỗi, không để nước ứ đọng lâu ngày, tránh muỗi đốt bằng cách nằm màn khi đi ngủ (cả ban ngày và cả ban đêm) hoặc xua muỗi bằng hóa chất (hương muỗi), bên cạnh đó môi trường sống cần được dọn dẹp sạch sẽ, quang đãng, không để rác thải, cỏ dại ùn ứ làm nơi muỗi trú ngụ... đây là các biện pháp người dân cần đặc biệt quan tâm để phòng chống dịch SXH trong thời điểm hiện nay./.

Minh Anh

Không có phương pháp 'ngậm vòng hạt đá trị bệnh viêm họng'

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân có dị vật là chiếc vòng hạt đá...
11:18 - 19/04/2024
75 lượt xem

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
119 lượt xem

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
191 lượt xem

9 bí quyết sống trường thọ của người dân Okinawa

Okinawa (Nhật) được biết đến là hòn đảo trường thọ. Không những thế, tỉ lệ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư của người dân nơi đây thấp hơn so...
10:44 - 18/04/2024
662 lượt xem

Bị đầy hơi, khó tiêu: 5 loại trà thảo dược giúp mau khỏi

Đầy hơi là một trong những vấn đề về tiêu hóa phổ biến nhất. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như ăn quá nhiều trong một bữa, ăn...
08:59 - 18/04/2024
1,095 lượt xem