213
/
75422
Làn sóng “di cư” khỏi công xưởng sản xuất Trung Quốc
lan-song-di-cu-khoi-cong-xuong-san-xuat-trung-quoc
news

Làn sóng “di cư” khỏi công xưởng sản xuất Trung Quốc

Thứ 2, 24/06/2019 | 11:05:18
861 lượt xem

Hàng loạt các tập đoàn công nghệ lớn như Nitendo và Google đang lên kế hoạch tiếp bước Samsung tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc.

Theo CNN, Trung Quốc từ lâu đã là cường quốc sản xuất, gia công của thế giới. Tại đây có đặt các dây chuyền lắp ráp, sản xuất lớn nhất của hầu hết các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Nhiều đại gia công nghệ, đặc biệt là những tập đoàn lớn hàng đầu như Apple, Google... đều phụ thuộc vào Trung Quốc để lắp ráp các sản phẩm của mình.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang khiến một loạt các công ty, tập đoàn lớn phải tìm đường "tháo chạy" khỏi Trung Quốc. Ảnh minh họa: KT. 

Hàng loạt các công ty lên kế hoạch tháo chạy khỏi Trung Quốc

South China Moring Post mới đây cho biết, Samsung đã lên kế hoạch đóng cửa Khu tổ hợp nhà máy ở Huệ Châu, nhà máy cuối cùng tại Trung Quốc. 

Cuối năm 2018, Samsung đã đóng cửa nhà máy ở Thiên Tân khiến cho 2.600 công nhân phải nghỉ việc, sau khi đóng của nhà máy ở Thâm Quyến một vài tháng trước đó.

Còn theo Bloomberg, Công ty phát triển video game lớn nhất thế giới Nintendo đang tính toán việc chuyển một số nhà máy sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Nintendo Switch là mặt hàng chủ lực của Nintendo. Tuy nhiên, việc kinh doanh máy video game thường có biên lợi nhuận thấp. Điều đó có nghĩa Nintendo sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng một khi mặt hàng này bị áp thuế nhập khẩu.

Trả lời tạp chí Wall Street Journal, người phát ngôn của Nintendo cho biết: "Hầu hết các thành phần của bảng điều khiển Nintendo Switch được sản xuất tại Trung Quốc. Để giảm giá thành cho người tiêu dùng, các sản phẩm cần được lắp ráp gần nơi sản xuất các bộ phận đó".

Làn sóng các doanh nghiệp Mỹ tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc ngày càng rõ ràng hơn khi mới đây, một Giám đốc cấp cao của Foxconn, công ty Đài Loan chuyên sản xuất điện thoại thông minh cho Apple, chia sẻ cùng Bloomberg rằng công ty có đủ năng lực để sản xuất tất cả iPhone bên ngoài Trung Quốc.

Hiện, Apple chưa có thông tin chính thức gì về việc chuyển đổi nơi sản xuất.

Cùng với đó, ông lớn công nghệ Mỹ Google cũng đã lên kế hoạch chuyển một số xưởng sản xuất máy điều khiển nhiệt Nest và phần cứng máy chủ ra khỏi Trung Quốc để né thuế nhập khẩu.

Phần lớn việc sản xuất bo mạch chủ của Google cho thị trường Mỹ đang dần được chuyển sang Đài Loan.

Chiến tranh Mỹ-Trung và cuộc "di cư" công xưởng sản xuất

Động thái chuẩn bị tháo chạy khỏi Trung Quốc không phải quá bất ngờ khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc leo thang.

Hàng loạt các tập đoàn công nghệ lớn như Nitendo và Google đang lên kế hoạch tiếp bước Samsung tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Ngoài Nintendo và Google, hàng loạt các công ty công nghệ của Mỹ đã xem xét lại chuỗi cung ứng của họ kể từ khi Nhà Trắng phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc năm ngoái. 

Tháng trước, Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu lên 25% từ 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bao gồm các thiết bị điện tử và các sản phẩm máy tính như sản xuất và dệt may, đồng thời đưa Huawei vào danh sách cấm vận.

Sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng cách cũng lập nên một "danh sách đen" các công ty nước ngoài. Đầu tháng 6, Trung Quốc ra sắc lệnh phạt liên doanh chính của Ford tại nước này vì vi phạm chống độc quyền, làm dấy lên lo ngại về các hành động trừng phạt ăn miếng trả miếng giữa hai nước.

Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đề xuất một bộ các biện pháp an ninh mạng, nếu được ký kết thành luật, sẽ yêu cầu các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc "đánh giá rủi ro an ninh quốc gia" khi mua các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài.

Trong đó, cơ quan giám sát internet của Trung Quốc được cho là sẽ công bố dự thảo quy định trực tuyến để nhận phản hồi công khai vào ngày 24/6. 

Ông Nick Marro, nhà phân tích của công ty tư vấn Economist Intelligence Unit cho biết, một đạo luật như vậy sẽ giúp Bắc Kinh ngăn chặn công nghệ không mong muốn của Mỹ khỏi thị trường Trung Quốc.

"Trung Quốc có nhiều cách để xử lý những công ty Mỹ một khi họ thực sự muốn đáp trả những biện pháp của Mỹ. Đó cũng có thể là tăng cường các quy định hoặc trì hoãn hải quan", ông Nick Marro cho hay.

Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có lợi thế để làm khó công ty Mỹ. Dù có khả năng các nhà sản xuất Mỹ từ bỏ thị trường Trung Quốc nhưng đây vẫn sẽ là công xưởng sản xuất của thế giới.

"Hiệu quả của sản xuất dựa trên số lượng nhà cung cấp được đặt gần đó, chất lượng cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng ổn định năng lượng điện, thu hút nhân sự có chất lượng... Với tất cả yếu tố đó, Trung Quốc vẫn số một",  Giáo sư Joseph Foudy, Đại học New York nhận định./.

Theo VOV.VN

  • Từ khóa

Singapore: Cụ ông 82 tuổi suýt mất 3,7 triệu đô la vì bị lừa qua điện thoại

Một cụ ông 82 tuổi người Singapore đã suýt mất 3,7 triệu đô la Singapore (hơn 68 tỷ đồng) vì mắc bẫy của những kẻ lừa đảo qua điện thoại.
15:15 - 28/03/2024
60 lượt xem

AI tăng hiệu quả quản lý, giảng dạy trong giáo dục mầm non

Việc ứng dựng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục mầm non nhằm phát triển các tính năng hữu ích như nhận diện khuôn mặt, tự động hoàn chỉnh bài nhận...
15:36 - 28/03/2024
53 lượt xem

Chinh phục thế giới ở tuổi 20

Giành ngôi vô địch ở giải đấu của những hacker hàng đầu thế giới ở tuổi 20, nghiên cứu công nghệ 5G từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường…
11:30 - 28/03/2024
153 lượt xem

Vì sao Apple phải thay đổi vị trí camera iPhone 16?

Apple được cho là sẽ điều chỉnh lại vị trí cách sắp xếp camera trên iPhone 16 mà hãng dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, một điều có thể khiến nhiều...
10:32 - 28/03/2024
166 lượt xem

WHO báo động trẻ em bị bắt nạt trên mạng

Khoảng 16% trẻ em trong độ tuổi từ 11 - 15 từng bị bắt nạt trên mạng ít nhất 1 lần, cao hơn con số 13% ghi nhận 4 năm trước đó.
07:52 - 28/03/2024
248 lượt xem