190
/
74050
Ngủ dậy, đột ngột bị điếc và lý do bất ngờ
ngu-day-dot-ngot-bi-diec-va-ly-do-bat-ngo
news

Ngủ dậy, đột ngột bị điếc và lý do bất ngờ

Chủ nhật, 26/05/2019 | 13:44:36
1,406 lượt xem

Tỉnh dậy sau giấc ngủ đêm, chị Hương Giang phát hiện bị ù tai. Đi khám khi tai nghe kém, chị rụng rời vì bác sĩ chẩn đoán bị điếc đột ngột.

Nội soi tai mũi họng ở Bệnh viện 108. Ảnh: TL.

Nội soi tai mũi họng ở Bệnh viện 108. Ảnh: TL.

Ngồi chờ khám ở Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội), chị Hương Giang (35 tuổi, Hà Tĩnh) rất lo lắng và chia sẻ lại câu chuyện của mình.

Bị điếc đột ngột vì lý do không đâu!

Cách đây 2 tuần, sau một giấc ngủ đêm, tỉnh dậy chị Giang bỗng thấy ù tai, cảm giác ong vo vo trong lỗ tai rất khó chịu. Ngày hôm sau, khi tình trạng ù tai chưa giảm, chị lại thêm chứng sổ mũi.

Nghĩ do mệt mỏi, căng thẳng vì công việc, lại thêm cảm cúm nên sức đề kháng giảm gây ù tai, sổ mũi, chị Giang mặc kệ vì nhiều người bàn với chị “ù tai là chuyện bình thường”. Sau 2 tuần, tai chị không chỉ ù mà sức nghe giảm nhanh chóng, thậm chí một bên tai trái của chị khi nghe điện thoại đều không thấy gì.

Sau khi được nội soi, đo thính lực, bác sĩ phát hiện 2 tần số đầu bên tai trái của chị giảm xuống rất nhiều so với mức bình thường. Cùng những kiểm tra khác, bác sĩ chẩn đoán chị bị điếc đột ngột. Tuy nhiên, vì để lâu, chị đã bỏ qua “giai đoạn vàng” để can thiệp cấp cứu. Nguyên nhân tình trạng điếc của chị được xác định có thể do virus gây tổn thương ốc tai (gây sổ mũi), căng thẳng thần kinh.

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Phùng Tiến Hiệu (Bệnh viện Quân y 108) cho biết, đây là căn bệnh gây giảm thính lực đột ngột, diễn biến nhanh trong vòng vài giờ đến vài ngày, có thể chỉ sau giấc ngủ, người bệnh thức dậy thấy ù tai, nghe kém, do sự vận chuyển máu đến nuôi dưỡng ốc tai không được thuận lợi.

Theo BS Khưu Minh Thái, Phó trưởng khoa Tai Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, điếc đột ngột là tình trạng bệnh nghe kém đột ngột một hay cả hai bên tai (thường xảy ra ở một bên tai nhiều hơn). Người bệnh đột nhiên có dấu hiệu ù tai (cảm giác tai có tiếng ù như ve kêu, tiếng cối xay lúa, còi tàu, rì rào…), chóng mặt, cảm giác đầy tai.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, số lượng bệnh nhân chẩn đoán điếc đột ngột ngày càng tăng. Có thời điểm, con số này lên tới 80-90 ca/tháng. Mỗi năm, viện này tiếp nhận tới xấp xỉ 1.000 ca điếc đột ngột.

Stress, căng thẳng là nguyên nhân thường được nhắc đến

BS Phùng Tiến Hiệu cho hay nguyên nhân của điếc đột ngột chưa có cơ chế bệnh sinh rõ ràng nên cũng chỉ có một vài giả thuyết của các bác sĩ tai mũi họng đưa ra.

Dù nguyên nhân của việc điếc đột ngột rất phức tạp, bệnh thường bắt nguồn từ việc nhiễm siêu vi, do virus như quai bị, cúm, tăng huyết áp đột ngột trên bệnh nhân xơ vữa mạch máu, làm tổn thương tế bào thần kinh ốc tai hoặc do những bệnh về mạch máu, thần kinh bị kích thích như làm việc quá căng thẳng, stress.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, qua thăm khám, bệnh nhân điếc đột ngột bị thiếu máu vùng tai trong. Tuy nhiên, 90% các trường hợp không rõ nguyên nhân cụ thể vì sao dẫn đến tình trạng này. Các bác sĩ chỉ có thể ghi nhận nguy cơ có thể dẫn đến điếc đột ngột là làm việc căng thẳng, sốc, lo âu quá mức…

Phác đồ điều trị mỗi nơi là khác nhau. Tuỳ theo nguyên nhân sẽ có cơ chế dùng thuốc hay biện pháp can thiệp. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giãn mạch, corticoid, kháng histamine, kháng sinh và kháng virus. Nếu có chóng mặt thì điều trị chóng mặt kèm theo (nghỉ ngơi, ăn nhẹ và an thần).

Tại khu Tai Mũi Họng theo yêu cầu (Bệnh viện Quân y 108), phác đồ được đưa ra áp dụng cho một số bệnh nhân điếc đột ngột là tăng cường tuần hoàn não, tiêm corticoid (tiêm tĩnh mạch và tiêm vào hòm nhĩ), điều trị oxy cao áp (đây là nơi đầu tiên ứng dụng kỹ thuật này); uống thuốc chống ù, an thần và nghỉ ngơi.

Nhưng điểm chung của các phương pháp điều trị là bệnh nhân phải giữ tinh thần thư thái, giảm bớt áp lực, lo âu, căng thẳng để hiệu quả điều trị được cao nhất và tránh tái phát bệnh.

Điều nguy hiểm là bệnh điếc đột ngột không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân điếc đột ngột có khả năng điều trị phục hồi được thính lực nếu phát hiện và điều trị sớm. Trong đó, sớm là sau vài giờ, sau điều trị tỷ lệ nghe lại được đạt hơn 90% so với ban đầu. Nếu bệnh nhân đến sớm trong vòng 3 ngày thì hiệu quả điều trị đạt trên 60-70%.

Theo Quỳnh Anh/Gia đình và Xã hội

  • Từ khóa

Không có phương pháp 'ngậm vòng hạt đá trị bệnh viêm họng'

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân có dị vật là chiếc vòng hạt đá...
11:18 - 19/04/2024
16 lượt xem

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
57 lượt xem

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
120 lượt xem

9 bí quyết sống trường thọ của người dân Okinawa

Okinawa (Nhật) được biết đến là hòn đảo trường thọ. Không những thế, tỉ lệ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư của người dân nơi đây thấp hơn so...
10:44 - 18/04/2024
600 lượt xem

Bị đầy hơi, khó tiêu: 5 loại trà thảo dược giúp mau khỏi

Đầy hơi là một trong những vấn đề về tiêu hóa phổ biến nhất. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như ăn quá nhiều trong một bữa, ăn...
08:59 - 18/04/2024
1,032 lượt xem