240
/
73945
Cần thêm hỗ trợ vượt qua dịch tả lợn
can-them-ho-tro-vuot-qua-dich-ta-lon
news

Cần thêm hỗ trợ vượt qua dịch tả lợn

Thứ 6, 24/05/2019 | 09:16:14
1,254 lượt xem

BGTV- Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong việc phòng, chống và xử lý dịch tả lợn châu Phi song ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng đang trở nên “lúng túng” trước “đại dịch” này.

Khó khăn chồng chất

Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 822.000 con lợn, đến nay dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 10 huyện, thành phố, số lợn bị tiêu hủy chiếm khoảng 10% tổng đàn (khoảng 100.000 con). Dịch bùng phát tại nhiều địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh và lực lượng thú y gồng mình không để dịch bùng phát mạnh song thực tế lực lượng mỏng, nhiều bất cập trong công tác xác minh thiệt hại, xử lý lợn chết “ùn ứ” cho thấy sự lúng túng trong việc dập dịch tại nhiều nơi, tình trạng lợn chết thả trôi sông vẫn tồn tại.

Ngành chăn nuôi cả nước và trong tỉnh đang trong giai đoạn "sóng gió" vì dịch tả lợn châu Phi

Lợn ốm chết chưa kịp chôn lấp, nhiều hộ chăn nuôi tự xử lý, vứt bừa bãi ra môi trường khiến đời sống của cộng đồng dân cư tại những khu vực này ảnh hưởng nghiêm trọng, điển hình như tại các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Lục Nam... Bà Lê Thị Lý, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên bức xúc: “Dịch bùng phát nhưng chính quyền xử lý chậm, còn người chăn nuôi ở nhiều nơi thì không ý thức, họ cứ nghĩ vứt lợn chết ra khỏi nhà mình là xong mà đâu biết những người khác phải gánh chịu ô nhiễm”.

Lợn chết tại địa phương “ùn ứ”, lợn chết từ các địa phương lân cận trôi dạt về “đầu độc” các dòng kênh. Trong khi toàn tỉnh Bắc Giang dồn lực chống dịch thì nguồn nước kênh mương, ao hồ bị ô nhiễm trở thành kênh truyền dịch rất khó ngăn chặn.

Tại huyện Lục Nam, dịch đã lan ra 27 xã thị trấn, số lợn thiệt hại khoảng 15.000 con. Những ngày này, lực lượng thú y tại địa phương vẫn đang bám sát địa bàn, tuy nhiên lực lượng hạn chế, một người phải phụ trách đến 4-5 xã, do đó không thể đáp ứng kịp thời tình hình dịch bệnh thực tế. Anh Trần Văn Cảnh (cán bộ thú y phòng NN&PTNT huyện) chia sẻ: “Những ngày dịch bệnh này chúng tôi luôn trong tình trạng làm việc hết công suất, rất căng thẳng và tập trung trong việc phòng chống dịch, tuy nhiên lực lượng cán bộ thú y hạn chế, địa bàn kiêm nhiệm rộng lớn nên luôn trong vào tình trạng làm không xuể...”.

Cần mạnh tay hơn nữa trong công tác “dập dịch”

Thủ tướng Chính phủ nhận định công tác dập dịch cần “như đánh giặc”, do đó không thể đến từ một phía cơ quan chức năng hoặc người dân mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên tại nhiều địa phương trong tỉnh hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi vẫn phải “đơn thương độc mã” tự xử lý lợn chết một cách loay hoay, bế tắc.

Gạt nước mắt khi đàn lợn 200 con của gia đình chết gần hết mà không hề có sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, bà Lương Thị Đông, xã Đông Phú, Lục Nam nghẹn ngào: “Thiệt hại đàn lợn đã khoảng 1 tỷ đồng, tiền cám cũng mấy trăm triệu nhưng việc tiêu hủy lợn từ đầu đến giờ cũng chỉ có gia đình tự nhờ người làm, mong rằng cơ quan chức năng quan tâm hơn để những người chăn nuôi chúng tôi đỡ khổ”.

Để ngăn chặn và xử lý dịch không phải là chuyện “một sớm một chiều”, tuy nhiên để hiệu quả thật sự lại cần đến sự vào cuộc quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa của chính quyền từ tỉnh đến huyện và các địa phương xảy ra dịch.

Theo chỉ đạo từ UBND tỉnh, trong thời gian này các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh tại các xã, phường, thị trấn; nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thôn, xã; khẩn trương bố trí kinh phí bổ sung cho công tác phòng, chống và xử lý lợn chết dịch; thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng nhiều hình thức như thông qua hệ thống phát thanh của địa phương, in tờ rơi phát cho các hộ chăn nuôi... Tăng cường tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, hạn chế tối đa việc những người tiếp xúc trực tiếp với môi trường chăn nuôi giao lưu rộng rãi ngoài môi trường để hạn chế nguồn lây nhiễm.

Các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác khoanh vùng, dập dịch và bảo vệ đàn vật nuôi

Đối với các hộ chăn nuôi có lợn ốm, chết buộc phải chôn hủy, thực hiện tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại khu vực chuồng lợn bệnh tần suất phun 1 lần/ngày, liên tục trong vòng 1 tuần, trong 2 - 3 tuần tiếp theo thực hiện 3 lần/tuần, tuyệt đối không thực hiện việc rửa chuồng để tránh lây lan dịch bệnh. Các địa bàn còn lại phun hóa chất 1 lần/tuần, rắc vôi bột 1 lần/tuần và rắc bổ sung sau mưa. Các huyện, thành phố tăng cường sử dụng vôi bột để vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường diệt chuột để hạn chế sự phát tán và lây lan dịch bệnh. Các cấp xã, thôn thành lập đội cơ động phòng, chống dịch, phun hóa chất để có thể phản ứng nhanh khi có dịch bệnh xảy ra nhằm kịp thời khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm lợn, đặc biệt là tại khu vực có dịch bệnh xảy ra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. UBND các xã, phường, thị trấn triển khai công tác tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy định của pháp luật và theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Chưa khi nào ngành chăn nuôi nước ta nói chung và trong tỉnh nói riêng lại gặp phải một cơn “sóng gió” lớn như hiện tại. Do đó để thoát ra khỏi khủng hoảng mang tên “dịch tả lợn Châu Phi” hiện tại rất cần đến sự trung thực, chủ động, bình tĩnh và tích cực phía cơ quan chuyên trách đến các hộ chăn nuôi để công tác dập dịch phát huy hiệu quả và từng bước ổn định sản xuất trở lại./.

Minh Anh

Mưa to kèm dông lốc gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng ở Phú Thọ

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, liên tiếp từ ngày 20-24/4, trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng...
11:11 - 25/04/2024
55 lượt xem

Phẫu thuật ở bệnh viện tư có được thanh toán bảo hiểm y tế không?

Cơ sở y tế đăng ký bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ định mổ nhưng người bệnh đến bệnh viện tư để làm phẫu thuật, BHYT có thanh toán cho trường hợp này không?
14:41 - 24/04/2024
552 lượt xem

Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp lễ 30/4-1/5

Cục Hàng không Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay dịp lễ 30/4 - 1/5.
10:53 - 24/04/2024
630 lượt xem

Thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư
10:41 - 24/04/2024
630 lượt xem

Đề xuất chi trả 100% bảo hiểm y tế cho một số trường hợp dù ‘vượt tuyến’

Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất quy định mức hưởng bảo hiểm y tế 100% cho một số trường hợp được khám, chữa bệnh tại cấp chuyên môn cao hơn mà không cần...
09:17 - 24/04/2024
680 lượt xem