190
/
73749
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng mùa hè
phong-ngua-benh-tay-chan-mieng-mua-he
news

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng mùa hè

Thứ 3, 21/05/2019 | 07:36:12
1,313 lượt xem

BGTV- Là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh Tay – chân – miệng (TCM) nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng rất nguy hiểm.

Bệnh nguy hiểm ngày hè

Đưa con 3 tuổi đến khám tại Bệnh viện sản nhi Bắc Giang, chị Vũ Thị Lan (Thôn Thuyền, xã Dĩnh Trì) không khỏi lo lắng về triệu chứng bé đang mắc phải sau khi đi chơi nhà bóng về được 2 ngày. Chị cho biết: “Thấy trong miệng cháu lở loét thì tôi nghĩ là bị nhiệt nóng nên cũng chỉ cho con ăn đồ mát để đỡ hơn, nhưng sau thấy con đau khóc nhiều hơn, trong lòng bàn tay nổi bọng nước lại còn kèm theo sốt, đi đến khám và xét nghiệm máu thì các bác sĩ kết luận con bị tay chân miệng, thời tiết nóng bức tôi cũng chủ quan nghĩ cho cháu đến chỗ vui chơi mát mẻ là được mà cũng không để ý phòng bệnh”.

Biểu hiện điển hình của bệnh Tay chân miệng

Bước vào dịp hè, các phụ huynh thường đưa con đến những nơi công cộng đông vui, cơ chế lây bệnh của TCM thường là lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus, do đó nó rất dễ lây trong môi trường sinh hoạt chung của trẻ ở lớp học, nhà trẻ. Chỉ cần một trẻ bị bệnh tay chân miệng là những trẻ xung quanh có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm vi rút đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào mùa hè và thời điểm cuối năm, rất dễ lây lan trong môi trường đông người, có thể gây biến chứng co giật, suy hô hấp, phù phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh. Với thời tiết thất thường, dễ thay đổi như hiện nay virus gặp môi trường thuận lợi để phát triển, thì những nơi tập trung nhiều người như nhà trẻ, khu vui chơi, bể bơi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh TCM ở trẻ thường dễ phát hiện, dấu hiệu là những bóng nước kích thước 2-10 mm ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không đau. Với các bóng nước hoặc vết loét đỏ ở niêm mạc miệng, lưỡi, nướu sẽ gây đau miệng, khiến trẻ quấy khóc, chảy nước miếng, bỏ bú, bỏ ăn và có thể kèm theo sốt nhẹ. Sau 5 – 7 ngày, phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tự khỏi, nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do Enterovirus 71 thì có thể có biến chứng nặng và thậm chí dẫn đến tử vong (do viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi...). Điều đặc biệt nguy hiểm là nếu không can thiệp kịp thời thì bệnh diễn tiến rất nhanh và có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ.

Phòng bệnh không khó

Hiện nay, bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ nên cần theo dõi trẻ, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt nổi bóng nước ở miệng, bàn tay, bàn chân, mông... phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể. Trong trường học, các cơ sở trông trẻ, khi phát hiện có trường hợp mắc TCM cần khẩn trương áp dụng các biện pháp vệ sinh khử trùng kịp thời, cho trẻ nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng. 

Phụ huynh, các điểm trông trẻ cần chú trọng giữ gìn vệ sinh không gian nơi trẻ thường xuyên tiếp xúc, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng

Theo Khoa Nhi tổng hợp – bệnh viện Sản nhi Bắc Giang khuyến cáo để phòng chống bệnh TCM, người dân nên chú ý vệ sinh không gian sống của gia đình, các vật dụng, bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Giữ vệ sinh cá nhân, tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng nước và xà phòng, cho cả mẹ và bé đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người bị TCM, hạn chế đến những nơi quá đông người.

Với trẻ bị TCM, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng bởi tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau sẽ khiến trẻ ăn kém, bỏ ăn có thể dẫn đến hạ đường máu, mất nước. Gia đình cần động viên, khuyến khích trẻ uống nước nhiều hoặc ăn thức ăn mềm, loãng như nước trái cây, sữa, cháo... Cẩn thận trong quá trình vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn, tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè; dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm./.

Minh Anh

Caffeine trong trà, cà phê có tốt cho xương?

Nghiên cứu gần đây cho thấy trà, cà phê có thể giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
16:59 - 24/04/2024
140 lượt xem

Du lịch nghỉ lễ mùa nóng cần chú ý ăn uống, chống nắng thế nào?

Bác sĩ khuyến cáo du khách cần chú ý việc ăn uống và chống nắng để tận hưởng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, khi dự báo nắng nóng bao trùm khắp các tỉnh thành...
16:17 - 24/04/2024
131 lượt xem

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu...
14:50 - 24/04/2024
173 lượt xem

Ăn cà tím có tác dụng không ngờ tới cholesterol

Cà tím chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Một lợi ích không phải ai cũng biết của cà tím là giúp giảm cholesterol trong máu.
12:42 - 24/04/2024
230 lượt xem

Đề xuất chi trả 100% bảo hiểm y tế cho một số trường hợp dù ‘vượt tuyến’

Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất quy định mức hưởng bảo hiểm y tế 100% cho một số trường hợp được khám, chữa bệnh tại cấp chuyên môn cao hơn mà không cần...
09:17 - 24/04/2024
306 lượt xem