4
/
72468
Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?
vi-sao-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-lai-cham-lon
news

Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?

Thứ 5, 18/04/2019 | 10:25:07
720 lượt xem

Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là quan trọng nhưng phát triển chưa xứng tiềm năng, nguyên nhân là do môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn.

Rất ít DN mới thành lập có “sinh nhật” lần thứ 2

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy mỗi năm hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh, giải thể, và con số năm sau thường cao hơn năm trước. Đáng chú ý, số doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh, giải thể trong quý I/2019 ghi nhận mức cao nhất trong mười năm trở lại đây. Điều này cho thấy nhiều DN không có sức sống lâu bền.

vi sao cac doanh nghiep tu nhan nho va vua lai "cham lon"? hinh 1

Doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cần "bệ đỡ" để bứt phá. (Ảnh minh họa)

Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tới 40% GDP cho nền kinh tế, thế nhưng sự phát triển của khu vực này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản nên rất “chậm lớn”.

Tổng hợp điều tra PCI năm 2018 cho thấy, 51% DN tư nhân sẽ không mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới và nhiều dấu hiệu gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động; trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ.  

Theo đánh giá của GS. TS. Ngô Thắng Lợi - Trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh chưa đạt yêu cầu mong muốn, Việt Nam vẫn còn nằm ở thứ hạng thấp về môi trường kinh doanh. Khu vực DN tư nhân nhìn chung còn bị đối xử thiếu công bằng so với khu vực DN nhà nước và khu vực FDI.

vi sao cac doanh nghiep tu nhan nho va vua lai "cham lon"? hinh 2

GS. TS. Ngô Thắng Lợi

“Đây là khu vực hiệu quả kinh doanh đang thấp nhất (thể hiện ở sự gia tăng lợi nhuận) nhưng lại là khu vực bị gánh nặng thuế lớn nhất”, GS. Lợi nói.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố về môi trường kinh doanh ở các cấp địa phương, đặc biệt là liên quan đến môi trường kinh doanh chưa có lợi cho DN tư nhân thông qua điều tra các doanh nghiệp này trong khi tính toán chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

GS. Ngô Thắng Lợi nhận định, các DN mới thành lập đa số là các DN nhỏ và vừa, không có sức sống lâu bền, rất ít DN có sinh nhật lần thứ 2. Nguyên nhân cơ bản là năng lực còn nhiều điểm yếu như: quy mô nhỏ và siêu nhỏ, quy trình công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, lao động hầu hết là thủ công chưa qua đào tạo...

Tình trạng trên dẫn đến các doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương, hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải ngừng hoạt động vẫn còn lớn.

Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn

Nhìn nhận về bức tranh kinh tế trong nước, TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vẫn có nhiều mảng tối, khiếm khuyết, mô hình tăng trưởng đang dần hết dư địa… Do đó, cần tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển.

“Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là quan trọng nhưng đóng góp thực của doanh nghiệp còn hạn chế và nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế chưa được cải thiện căn bản. Phải quyết liệt trong việc thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chú ý đến hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh cải thiện cho động lực tăng trưởng cho kinh tế tư nhân”, ông Tuấn nói.

vi sao cac doanh nghiep tu nhan nho va vua lai "cham lon"? hinh 3

TS. Bùi Quang Tuấn

Để doanh  nghiệp tư nhân bứt phá, phát triển, yêu cầu đặt ra là phải coi kinh tế tư nhân là lực lượng, động lực phát triển cơ bản của nền kinh tế thị trường và phải được áp dụng nguyên tắc đối xử bình đẳng trong các chính sách, cơ chế quản lý và ứng xử. Mặt khác, TS. Bùi Quang Tuấn lưu ý, các doanh nghiệp tư nhân cũng phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường, phát triển những thế mạnh của mình nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt, cần bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu  cũng  như phát huy thế mạnh của cuộc cách mạng 4.0.

Tuy nhiên, trên thực tế, GS. Ngô Thắng Lợi cho rằng, DN tư nhân hay gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong đó có những khó khăn xuất phát từ chính bản thân DN. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2018, trong số các doanh nghiệp hoạt động, có 55,2%  luôn gặp khó khăn do yếu kém về năng lực, có tới 61% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó khăn trong cạnh tranh, 31,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó khăn về tài chính.

Đa số các DN nhỏ và vừa đều có nhu cầu vay vốn nhưng khoảng một nửa trong số đó bị từ chối hoặc không thể tiếp cận được. Nguyên nhân là do không có tài sản thế chấp, lãi suất quá cao, các thủ tục hành chính, dịch vụ tín dụng chưa đa dạng, và sự thiên vị các doanh nghiệp lớn, DN nhà nước và FDI của các tổ chức tín dụng, GS. Lợi nêu thực tế.

Khó khăn trong tuyển dụng lao động cũng khiến DN tư nhân “ốm yếu”. GS. Lợi dẫn kết quả khảo sát của Hiệp hội DNNVV cho biết, có tới 69% doanh nghiệp nêu khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân lao động có kỹ thuật là do điều kiện làm việc không hấp dẫn và mức tiền lương thấp. Khu vực DNNVV không phát triển được lực lượng lao động, các giá trị lao động không được lan toả, thu nhập của người lao động không tăng.

Cùng với đó là những khó khăn về môi trường đầu tư. Báo cáo công bố kết điều tra DNNVV do nhóm nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Đại học Copenhagen và Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện cho thấy, trong số hơn 2.600 DNNVV Việt Nam tham gia khảo sát, có tới 83% số DN được điều tra cho biết họ có gặp trở ngại trong kinh doanh, dù đã có hơn 42% thừa nhận họ đã phải chi những khoản không chính thức để có thể có được hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

Song, điều đáng nói nhất lại là những khoản tiền “lót tay” mà các DN phải bỏ ra vẫn tăng. Theo kết quả cuộc khảo sát, có 42,7% DN được hỏi cho rằng họ đã phải chi những khoản “lót tay” và hai phần ba trong số đó cho biết tần suất chi từ 2 - 5 lần mỗi năm.

Khó khăn trong tiếp cận thị trường cũng được GS. Lợi dẫn chứng để lý giải cho sự “chậm lớn” của DN tư nhân. Thiếu thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu, trong đó, tập trung ở các vấn đề như: thiếu hiểu biết về nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ đã ký với các nước và các tổ chức quốc tế; không được thông tin đầy đủ về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhất là những thông tin về thuế xuất, luật pháp, nhu cầu, giá cả ... của nước nhập khẩu./.

Theo Trần Ngọc/VOV.VN

  • Từ khóa

Nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới chốt địa điểm xây nhà máy tại Việt Nam

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD đã chốt Khu công nghiệp Phú Hà ở tỉnh Phú Thọ làm nơi xây nhà máy, nhưng thời điểm triển khai vẫn còn đang cân...
19:26 - 28/03/2024
26 lượt xem

Giá xăng tăng, RON95-3 tiến sát mốc 25.000 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá các mặt hàng xăng dầu, áp dụng từ 15h hôm nay 28-3.
14:55 - 28/03/2024
194 lượt xem

Sân bay Tân Sơn Nhất được tăng tần suất bay cao điểm 30.4 và hè

Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được điều chỉnh lượt cất, hạ cánh nhằm tăng tần suất bay cho các hãng hàng không, đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp...
16:45 - 28/03/2024
94 lượt xem

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
14:12 - 28/03/2024
148 lượt xem

Dân Hàn 'đi chợ online' của Trung Quốc

Hiện nay rất nhiều người tiêu dùng tại xứ sở kim chi đã tìm đến các trang thương mại điện tử của Trung Quốc để mua hàng, một phần vì giá cả hấp dẫn.
11:21 - 28/03/2024
236 lượt xem