4
/
74715
Sập bẫy kinh doanh “đa cấp mỹ phẩm”
sap-bay-kinh-doanh-da-cap-my-pham
news

Sập bẫy kinh doanh “đa cấp mỹ phẩm”

Thứ 6, 07/06/2019 | 13:31:03
73,053 lượt xem

BGTV- Xuất phát từ mong muốn kiếm tiền trong thời gian nhàn rỗi, không ít “bà mẹ bỉm sữa” đã sập bẫy từ các công ty mỹ phẩm “ma”. Hình thức bán mỹ phẩm theo “mạng lưới” này hiện khá phổ biến và khiến nhiều người lâm vào tình trạng “khóc dở mếu dở”.

Bủng nổ các hãng mỹ phẩm "tự phong"

Đặc điểm chung của các loại mỹ phẩm theo hình thức kinh doanh kiểu đa cấp này là đều đứng dưới tên một cá nhân sáng chế, với lời quảng cáo là sản xuất với công nghệ đến từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… các sản phẩm “tự phong” cộp mác Made in Viet Nam này rất đa dạng chủng loại từ kem dưỡng trắng, sữa rửa mặt, serum, kem tắm trắng toàn thân… cùng bao bì bắt mắt thu hút sự chú ý của không ít chị em.

Các loại mỹ phẩm từ những công ty tư nhân đều được quảng cáo chung chung là nguyên liệu Nhật, Hàn, công nghệ sản xuất Châu Âu

Chị Nguyễn Thu T (36 tuổi, TT Chũ, Lục Ngạn) trở thành cộng tác viên cho một hãng mỹ phẩm qua lời giới thiệu của bạn bè. Ban đầu hãng này tặng chị hẳn một bộ sản phẩm dưỡng trắng da dùng thử, chỉ trong 2 tuần đầu tiên làn da đã như thay đổi hoàn toàn. Thấy hiệu quả nhanh chóng cùng lời chào mời trở thành cộng tác viên hấp dẫn, chị đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để nhập các sản phẩm này về bán trên facebook cá nhân.

Chị T kể về những ngày đầu tiên bước chân vào con đường trở thành “nhánh con” của một công ty mỹ phẩm đa cấp: “Yêu cầu để trở thành CTV rất đơn giản là chỉ cần đăng bài lên trang cá nhân và khi có khách đặt hàng thì công ty sẽ gửi sản phẩm đến và mình được cắt 10%, trong 2-3 tuần đầu mình thấy bán khá tốt, được hơn 20 triệu doanh thu, sau đó họ còn mời đi dự hội nghị ở khách sạn lớn, các buổi học về chiến lược kinh doanh, hoạt động theo kiểu hội nhóm chủ yếu cùng đại lý từ nhiều tỉnh về, đa số mọi người là bán online không cửa hàng gì nhưng đều có doanh thu hàng trăm triệu”.

Chiêu bài “dẫn dụ” con mồi

Con số lợi nhuận 10% trong thời gian đầu đạt được khá dễ dàng, chính từ sự “ảo tưởng” về khả năng thu hút từ việc bán hàng trên facebook khiến nhiều “con mồi” sập bẫy một cách nhanh chóng. Khi đang “say” trên chiến thắng, nhiều người có mong muốn thu nhập cao hơn, lúc này “chiêu thức” của các công ty đa cấp này bắt đầu được tung ra.

Các công ty mỹ phẩm do một các nhân đứng tên hiện tràn lan trên mạng xã hội và liên tục tuyển cộng tác viên, đại lý trên toàn quốc

Bằng những danh xưng mĩ miều như “Đại lý cấp 1, cấp 2…; Tổng kho miền Bắc, miền Trung; Top khu vực…” mà Boss (tên các chi nhánh dành để gọi tổng giám đốc công ty) đặt cho, không ít cá nhân sẵn sàng bỏ ra hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để nhận về mức % hoa hồng cao hơn. Ví dụ khi đại lý lấy 100 triệu tiền hàng để bán sẽ được cắt lại 30%, 200 triệu sẽ được 35%... Con số này cứ thế cao lên, càng lấy nhiều lợi nhuận thu về càng lớn. “Trước giờ mình chủ yếu làm công ăn lương, cũng chỉ tập tành kinh doanh mà thấy mới bán 1-2 tuần đã kiếm được vài chục triệu rồi, giờ bỏ thêm chút để thêm lãi thì tội gì không nhập hàng, tôi và nhiều đại lý khác cũng cùng chung suy nghĩ như vậy nên đua nhau nhập hàng về bán, có người còn lấy gần tỉ bạc” – chị T cho biết.

Với suy nghĩ đơn giản rằng khởi đầu khá dễ dàng, các nạn nhân rơi vào mạng lưới đa cấp mà không hề hay biết. Tuy nhiên chỉ sau khi nhiều đơn hàng “chững lại”, các đại lý này mới “vỡ mộng” trước chiêu trò của các công ty đa cấp. 

Chị T chia sẻ: “Khi bắt đầu nhập hàng nhiều với số vốn bỏ ra lớn, thời gian đầu cũng có vẻ ổn nhưng chỉ khoảng 1 tháng sau đó mọi chuyện hoàn toàn khác, các đơn hầu như không bán được, hàng up trên facebook cũng không có ai hỏi như trước, lúc này số tiền nhập hàng lên đến cả trăm triệu đồng nên tôi bắt đầu lo lắng, trao đổi lại với “Boss” thì họ chỉ đưa ra những cách bán hàng rất chung chung, việc trao đổi lại chủ yếu qua mạng nên tôi gần như tự xoay sở với đống hàng ngồn ngộn trót lấy về, tìm hiểu thông tin về trụ sở công ty thì hoàn toàn không có thật”.

Thông qua các hội thảo, gặp gỡ "vinh danh", nhiều người "lầm tưởng" về sự lớn mạnh và hiệu quả của công ty mỹ phẩm mình đang "đầu quân"

Như vậy, miếng mồi câu “số vốn càng nhiều lợi nhuận càng lớn” đã trở thành “trái đắng” với không ít người. Thực chất, những đơn hàng “bán chạy” trong thời gian đầu chỉ là chiêu thức để các công ty ma này “dẫn dụ” con mồi, và không ít người lún sâu hơn vào vòng xoáy của các công ty mỹ phẩm lừa đảo kém chất lượng, nếu số tiền nhập khoảng 1 tỉ đồng và được “hứa hẹn” cắt lại từ 55-60% nhưng hoàn toàn không bán được, các công ty ma có thể dễ dàng kiếm được từ 400 – 500 triệu đồng từ nạn nhân (đã trừ hết cho những lần “thả câu”).

Lý giải cho việc “thất bại” khi các cá nhân bán hàng trên facebook, Anh Vũ Việt Hoàng (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang), một người có kinh nghiệm 5 năm làm quảng cáo online chia sẻ: “Thực chất việc bán hàng trên kênh này là không hề đơn giản bởi một điều đơn giản là facebook “sống” bằng tiền quảng cáo, nhiều người nghĩ chỉ cần có nhiều bạn thì đăng lên sẽ bán được, tuy nhiên ảnh cá nhân của bạn có thể được hàng trăm like, comment quan tâm nhưng với các nội dung bán hàng gần như rất ít hoặc không có tương tác, bạn sẽ không thể chỉ bán cho những người trong danh sách bạn bè và nếu như không bỏ tiền ra để quảng cáo thì gần như sẽ không thể tiếp cận được với các nhóm khách hàng khác”.

Sau khi ôm một khoản nợ lớn từ việc kinh doanh "bất thành" và dứt ra khỏi mạng lưới mỹ phẩm đa cấp, chị T mới nhận thấy: "Khách hàng mua sản phẩm nếu là người quen của mình thì 1 đi không trở lại, có người cho biết đây là kem trộn nên da chỉ đẹp một thời gian sau đó nổi mụn, còn việc kinh doanh nếu ai còn trong mạng lưới này thì chủ yếu hoạt động theo hội nhóm, rất ít khách hàng bên ngoài thật sự quan tâm đến sản phẩm, ban đầu cũng cố gắng kiên trì theo những gì được học qua các hội nghị của công ty tổ chức nhưng càng ngày càng không bán được nên các đại lý cứ rơi rụng dần, nhưng vì hệ thống đăng ký mới liên tục nên các công ty kiểu này vẫn tồn tại".

Với sự xuất hiện tràn lan của các hãng mỹ phẩm cá nhân “tự phong” như hiện nay, chất lượng của các sản phẩm này hoàn toàn không được kiểm chứng và đảm bảo. Do đó người dân cần tỉnh táo trước những lời mời gọi trở thành cộng tác viên hay đại lý của các thương hiệu mỹ phẩm trôi nổi này, bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng hàng hóa từ phía các công ty mỹ phẩm đa cấp hiện đang nở rộ như “nấm mọc sau mưa” hiện nay nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những đơn vị kinh doanh chân chính./.

Lê An

Phó thủ tướng yêu cầu đảm bảo cung cầu, giá hợp lý với mặt hàng vàng

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
16:20 - 24/04/2024
343 lượt xem

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng ngày mai

Ngân hàng Nhà nước ngày mai (25/4) đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng miếng SJC, song chưa thông báo giá tham chiếu.
14:32 - 24/04/2024
366 lượt xem

Lo mùa hè thiếu điện, Bộ Công Thương thay đổi một quyết định quan trọng

Bộ Công Thương cho biết tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu năm 2024 là hơn 310 tỷ kWh, tăng hơn 4 tỷ kWh so với quyết định cuối năm...
15:00 - 24/04/2024
509 lượt xem

Giá vàng tăng vụt cả triệu đồng sau phiên đấu thầu ế khách

Giá vàng miếng SJC giảm hơn 1 triệu đồng/lượng vào buổi sáng, song quay đầu bật tăng trở lại, vượt 83 triệu đồng/lượng chiều bán trong buổi đấu thầu vàng...
09:14 - 24/04/2024
499 lượt xem

Giá vé máy bay nội địa quá cao, vì sao?

Không chỉ vào các kỳ nghỉ lễ, thời gian gần đây giá vé máy bay chặng nội địa luôn neo ở mức cao, gấp 2 - 3 lần so với trước, thậm chí có thời điểm giá vé...
07:41 - 24/04/2024
561 lượt xem