11
/
69556
Cục Quản lý chất lượng lên tiếng về sai phạm trong thi học sinh giỏi
cuc-quan-ly-chat-luong-len-tieng-ve-sai-pham-trong-thi-hoc-sinh-gioi
news

Cục Quản lý chất lượng lên tiếng về sai phạm trong thi học sinh giỏi

Thứ 3, 22/01/2019 | 11:26:44
611 lượt xem

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Mai Văn Trinh cho biết trong tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) vẫn còn có hạn chế, như một số đơn vị mời các thầy cô giáo hoặc đưa học sinh trong đội tuyển về Hà Nội để ôn tập trước khi thi, gây ra thắc mắc hoặc băn khoăn, nghi ngại trong dư luận. Bộ GDĐT đang có những biện pháp khắc phục.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thừa nhận có một số hạn chế cần được khắc phục tại kỳ thi chọn HSG quốc gia. Ảnh: Huyên Nguyễn

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thừa nhận có một số hạn chế cần được khắc phục tại kỳ thi chọn HSG quốc gia. Ảnh: Huyên Nguyễn

Còn hạn chế

Trên một số báo điện tử ngày 21.1 có một số bài về tổ chức thi HSG quốc gia nêu những thắc mắc hoài nghi về việc tổ chức kỳ thi chọn HSG quốc gia năm 2019.

Ngày 22.1, trao đổi với Lao Động, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh cho biết trong khoảng 10 năm trở lại đây, công tác thi chọn HSG quốc gia, dự thi Olympic khu vực quốc tế được Bộ GDĐT triển khai thực hiện với nhiều đổi mới theo hướng ngày càng thực chất, nghiêm túc, khách quan hơn.

Đặc biệt, trong 5 năm liên tục từ 2014 - 2018, các đoàn HSG Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế có những tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng huy chương theo hướng kết quả năm sau cao hơn năm trước.

Học sinh có mặt trong đội tuyển quốc gia và lập thành tích xuất sắc tại các Olympic khu vực và quốc tế được rải đều ra trên phạm vi toàn quốc, không chỉ tập trung ở các trường chuyên thuộc trường đại học ở đô thị lớn hoặc các một vài trường THPT chuyên có bề dày thành tích như nhiều năm trước đây; trong đó, có nhiều em đoạt giải cao là học sinh nghèo vượt khó, có bố mẹ là người lao động bình thường, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.

Kết quả thi học sinh giỏi quốc tế từ năm 2007 đến năm 2018. Nguồn: Bộ GDKết quả thi học sinh giỏi quốc tế từ năm 2007 đến năm 2018. Nguồn: Bộ GD

Tuy nhiên, trong tổ chức thi vẫn còn có hạn chế như một số đơn vị mời các thầy cô giáo hoặc đưa học sinh trong đội tuyển về Hà Nội để ôn tập trước khi thi, gây ra thắc mắc hoặc băn khoăn, nghi ngại trong dư luận về tính khách quan, công bằng của công tác tổ chức thi và kết quả thi.

Không mời người dạy đội tuyển ra đề thi

Để khắc phục tình trạng này, Bộ GDĐT đã thực hiện các giải pháp đổi mới trong tổ chức thi nhiều năm qua, nhất là ở các năm 2017, 2018, 2019 như tăng cường huy động các cán bộ trẻ, được đào tạo ở nước ngoài, ở nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, tại các vùng miền khác nhau trên cả nước tham gia công tác chuyên môn của kỳ thi.

Hạn chế đến mức tối đa việc mời người đã nghỉ hưu giới thiệu đề đề xuất và tham gia các Hội đồng ra đề thi, chấm thi. Đồng thời, Bộ quán triệt nguyên tắc không cử những người dạy cho các đội tuyển dự thi chọn HSG quốc gia của các địa phương năm tổ chức thi tham gia để dần khắc phục tình trạng các địa phương tập trung về Hà Nội hoặc tìm mời các chuyên gia ôn tập, luyện thi gây ảnh hưởng xấu trong dư luận về tính khách quan, công bằng của kỳ thi. Năm 2019, Bộ không mời người dạy cho các đội tuyển dự thi năm nay tham gia ra đề thi.

Bộ cũng đã mời các chuyên gia trên phạm vi cả nước, các giáo viên của các trường THPT chuyên giới thiệu đề đề xuất. Đề đề xuất do tự tay chuyên gia, giáo viên giới thiệu niêm phong gửi đến được bảo quản theo chế độ mật.

Khâu soạn thảo đề thi và sử dụng đề đề xuất liên tục được cải tiến để đảm bảo khách quan, công bằng. Các đề đề xuất được sử dụng không tập trung vào một số cá nhân. Sử dụng ý tưởng của đề đề xuất, các thành viên Hội đồng ra đề thi tại khu vực cách ly  biến đổi ít nhất là 70% đề gốc. Các khâu công tác coi, chấm thi được thực hiện nghiêm ngặt theo quy chế.

“Hiện nay, Bộ đang triển khai nghiên cứu, xem xét toàn diện các khía cạnh của công tác thi chọn HSG để tiếp tục đổi mới công tác thi chọn HSG cấp quốc gia, tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế từ sau năm 2020 theo hướng tăng cường phân cấp và phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Cục trưởng Mai Văn Trinh thông tin.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động 

  • Từ khóa

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giáo dục Việt Nam và Angola

Sáng 27/3 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đến chào xã giao Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Angola Américo António Cuononoca.
16:13 - 28/03/2024
234 lượt xem

Nhiều trường bỏ quy định đuổi học sinh viên hoạt động mại dâm 4 lần

Nhiều trường đại học đã bỏ quy định xử lý sinh viên dựa vào số lần vi phạm về hoạt động mại dâm.
15:18 - 28/03/2024
254 lượt xem

Vì sao các khóa nghề ngắn hạn thu hút người học?

Sau dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều biến đổi nên không ít người đã bỏ nghề cũ, chọn học những khóa nghề ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội công việc...
11:12 - 28/03/2024
343 lượt xem

Nở rộ ngành dạy thêm cho người già

Tình trạng dân số già nhanh chóng, đang thúc đẩy thị trường dạy thêm và cung cấp hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu cao tuổi tại Trung...
09:36 - 28/03/2024
378 lượt xem

Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh

Các chuyên gia cảnh báo việc "IELTS hóa" sẽ ảnh hưởng đến công tác giảng dạy tiếng Anh. Việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và thi IELTS khiến...
07:19 - 28/03/2024
413 lượt xem