11
/
69314
Cô giáo ‘đánh bại’ bà mẹ tiến sĩ dạy con gian lận
co-giao-danh-bai-ba-me-tien-si-day-con-gian-lan
news

Cô giáo ‘đánh bại’ bà mẹ tiến sĩ dạy con gian lận

Thứ 4, 16/01/2019 | 13:17:33
443 lượt xem

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.

Cô giáo ‘đánh bại’ bà mẹ tiến sĩ dạy con gian lận

Người kể cho biết có 3 nhân vật trong câu chuyện. Thứ nhất là cô giáo dạy lớp 1 ở một trường tư với 20 năm kinh nghiệm. Thứ hai là cậu học trò ngoan nhưng khả năng tiếp thu kém. Thứ ba là bà mẹ có học vị tiến sĩ giáo dục nhưng chưa từng đi dạy ở bất cứ đâu. Chồng bà cũng là tiến sĩ. Vì thế mà họ cho rằng cậu con trai sẽ không thể nào có IQ dưới 150.

Khi cậu bé bước chân vào lớp 1, giáo viên đã đề nghị gia đình cần trợ giúp thêm cho con bởi vì sau 4-6 tuần đầu tiên, cậu bé có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự khó khăn trong tiếp thu môn Đọc hiểu và Toán. Mặc dù giáo viên đã hết sức hỗ trợ trên lớp, nhưng điểm số của cậu rất tệ.

Sau đó, giáo viên đã trao đổi điều này với bà mẹ tiến sĩ, đồng thời đề nghị một cuộc gặp gỡ. Giáo viên đề nghị được đưa cậu học sinh vào lớp học dành cho học sinh đặc biệt và cần sự đồng ý của phụ huynh để thực hiện những bài kiểm tra đặc biệt với trẻ có vấn đề về học tập (bài kiểm tra sẽ kéo dài cho tới lúc cậu học lớp 2).

Như nhiều phụ huynh khác, bà mẹ yêu cầu hiệu trưởng cũng có mặt trong cuộc gặp.

“Bà đã dành nửa buổi để mắng nhiếc cả giáo viên và hiệu trưởng khi khẳng định rằng con bà không có bất cứ vấn đề gì. ‘Thằng bé được thừa hưởng khả năng thần đồng của bố mẹ’”.

Nửa còn lại của cuộc trò chuyện, bà dành để chỉ trích giáo viên đã thiết kế và sử dụng bài kiểm tra riêng, thay vì bài kiểm tra tiêu chuẩn theo sách giáo khoa. Bà cho rằng điều này khiến con trai bà bị điểm kém.

Giáo viên đã cố gắng lập luận rằng các bài kiểm tra mà cô đưa ra đều tương tự như trong sách giáo khoa. Những học sinh khác không hề gặp vấn đề với chúng. Và lý do cô thiết kế bài thi khác sách giáo khoa là vì nhiều phụ huynh đã giúp con sao chép đáp án từ sách của anh chị để giúp con mình.

Trước tình huống này, hiệu trưởng đã yêu cầu giáo viên sử dụng lại bài kiểm tra trong sách giáo khoa.

Tháng đầu tiên sau khi bài kiểm tra trong sách giáo khoa được sử dụng, điểm số của cậu học sinh tăng đáng kể. Cậu nhận điểm A trong tất cả bài Đọc hiểu. Bà mẹ tiến sĩ cũng gửi lại những lời nhắn hết sức tự mãn để cho giáo viên thấy bà đã đúng.

Sau đó, cô giáo này đã nói chuyện với cậu học sinh, rằng cô rất ấn tượng với thành tích của cậu và hỏi xem liệu ở nhà cậu bé có cách học nào đặc biệt không.

Cậu bé đã thành thật trả lời rằng do cậu đã tập luyện trước ở nhà rồi nên bài thi trở nên dễ dàng hơn. Quả thật, bà mẹ tiến sĩ đã yêu cầu giáo viên sử dụng bài thi trong sách giáo khoa để bà có thể tìm thấy đáp án trong sách hướng dẫn của giáo viên và yêu cầu con ghi nhớ đáp án từ trước.

Biết được sự thật, cô giáo vô cùng giận dữ, nửa là vì những lời nhắn của bà mẹ, nửa là vì cách mà bà đã huỷ hoại cuộc đời cậu con trai.

Sau đó, giáo viên đã nghĩ ra một giải pháp để cho bà mẹ kia một bài học. Cô đã thay đổi một chút dữ liệu của đề bài. Ví dụ như bài Đọc hiểu này:

Bản gốc:

Con chó nhìn thấy con dê đang bơi trong bể. Con chó cũng nhìn thấy con gấu đang chơi bóng đá. Sau đó, nó nhìn thấy con mèo đang trèo cây.

Hỏi: Con nào đang chơi bóng đá?

Bản chỉnh sửa:

Con chó nhìn thấy con dê đang bơi trong bể. Con chó cũng nhìn thấy con mèo đang chơi bóng đá. Sau đó, nó nhìn thấy con gấu đang trèo cây.

Hỏi: Con nào đang chơi bóng đá?

Sau 2 tuần áp dụng cách này, cậu học sinh lại quay về điểm số rất tệ, thậm chí là điểm 0 cho bài trắc nghiệm Đọc hiểu. Giáo viên gửi kết quả thi về cho bà tiến sĩ cùng với đề nghị được thực hiện bài kiểm tra đặc biệt.

Và bức thư không bao giờ nhận được hồi đáp.

Nguyễn Thảo/Vietnamnet (Theo Bored Panda)

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
36 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
148 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
199 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
257 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
774 lượt xem