213
/
66539
Lập trình viên 10 tuổi 'mê hoặc' cả Google và Microsoft
lap-trinh-vien-10-tuoi-me-hoac-ca-google-va-microsoft
news

Lập trình viên 10 tuổi 'mê hoặc' cả Google và Microsoft

Thứ 3, 23/10/2018 | 08:09:12
612 lượt xem

Samaira Mehta, người Mỹ, lớn lên ở Thung lũng Silicon, đã thể hiện kỹ năng lập trình từ khi tuổi còn rất nhỏ.

Cha của cô là Rakesh Mehta, một kỹ sư của Intel và Sun Microsystems (công ty phần mềm đã bị Oracle mua lại), nên từ khi sáu tuổi, Mehta đã bắt đầu viết code.

Tới tám tuổi, cô tạo ra một trò chơi dạng board game (cùng thể loại với cá ngựa, cờ tỷ phú...) có tên gọi CoderBunnyz, để giúp dạy cho những đứa trẻ khác biết những kiến thức căn bản về lập trình. Trò chơi này giúp Mehta giành được vị trí thứ hai và giải thưởng 2.500 USD ở cuộc thi Think Tank Learning's Pitchfest năm 2016.

Một đơn vị truyền thông hợp tác với Cartoon Network đã phát hiện và tham gia hỗ trợ quảng bá hình ảnh cá nhân của cô bé, nhằm truyền cảm hứng cho mọi người theo hình tượng của nhân vật hoạt hình "Powerpuff Girls". Sản phẩm của Mehta sau đó được giới thiệu trên một số bản tin và bắt đầu bán trên Amazon.

"Chúng cháu đã bán được 1.000 hộp, tức hơn 35.000 USD và nó chỉ mới có mặt trên thị trường một năm", Mehta chia sẻ.

Samaira Mehta và trò chơi CoderBunnyz của mình. 

Mehta hiện là người sáng lập và giám đốc điều hành của một công ty mang tên CoderBunnyz. Cô bé giờ thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông và báo giới, xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình và làm diễn giả tại các sự kiện ở Thung lũng Silicon.

Cùng với sự giúp đỡ của cha mình, kể từ khi lập công ty, Mehta đã liên tục áp dụng các chiến dịch tiếp thị ấn tượng. Cô liên tục tham gia các cuộc hội thảo, nói chuyện về lĩnh vực robot, trò chơi và giáo dục.

Mehta cũng khởi xướng một sáng kiến có tên là "Yes, 1 Billion Kids Can Code" (Đúng, một tỷ trẻ em có thể lập trình) để những người quan tâm có thể quyên tặng sản phẩm của mình cho các trường học. Cô bé 10 tuổi này cũng tự điều hành các buổi gặp gỡ để giúp trẻ em ở những trường đó học cách làm chủ trò chơi. Mehta cho biết đầu năm học 2018, 106 trường học đã sử dụng trò chơi của cô để dạy học sinh viết code.

"Trên thế giới có hơn một tỷ trẻ em", cô nói. "Có những người sẵn sàng hiến tặng hộp Coder Bunnyz cho trường học, cho những đứa trẻ có nhu cầu trên toàn thế giới, những người muốn học lập trình".

Doanh thu của việc bán board game rất tốt, làm động lực cho Mehta tung ra sản phẩm tiếp theo. Đó là một trò chơi dành cho trẻ em, dạy viết code bằng trí thông minh nhân tạo, có tên gọi là CoderMindz.

Giống như CoderBunnyz, trẻ em sẽ học được các khái niệm cơ bản về AI như phương pháp dạy, cách AI học tập và suy luận. Cuối cùng, người học có thể sử dụng những kỹ năng đó để chế tạo robot. Dự án này được Mehta thực hiện cùng với sự giúp đỡ của em trai mình, Aadit, sáu tuổi, cũng đang bắt đầu học lập trình từ cha của chúng.

Samaira Mehta làm diễn giả tại một buổi hội thảo của Google. 

Thành tích nổi bật của Mehta đã thu hút sự chú ý của Google. Trong một buổi hội thảo về lập trình, diễn ra tại trụ sở chính của Google ở Mountain View, California, cô bé đã gặp Stacy Sullivan, Giám đốc văn hóa của Google.

"Chúng tôi đã nói chuyện khoảng một giờ", Mehta chia sẻ. "Cô ấy nói rằng tôi đã làm rất tốt và sau khi tốt nghiệp đại học có thể đến làm việc cho Google".

Tuy nhiên thay vì vui vẻ nhận lời, nữ lập trình viên trẻ tuổi này đã lưỡng lự. Cô đáp lại rằng mình thích trở thành một doanh nhân.

Không chỉ với những người ở Google, Mehta cũng tạo được ấn tượng tốt khi làm diễn giả tại nhiều công ty khác tại Thung lũng Silicon. Cô đã tham gia một buổi thuyết trình tại Microsoft và mới đây là một sự kiện được tài trợ bởi tổ chức World Wide Women.

Mehta trên sân khấu tại Microsoft. 

Kể từ khi ra mắt CoderBunnyz, cô bé này đã được gặp rất nhiều nhân vật tên tuổi. Mehta cho biết một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất của mình là nhận được bức thư khích lệ từ cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Cô cũng đã gặp Mark Zuckerberg trong dịp Halloween và có khoảng thời gian nói chuyện với CEO Facebook về công việc của mình.

"Cuối cùng cháu đã gặp ông ấy", Mehta nhớ lại. "Cháu nói với Mark rằng mình là một lập trình viên. Ông ấy bảo cháu đang làm rất tốt và hãy tiếp tục".

Mehta giờ tái đầu tư toàn bộ số tiền kiếm được vào sản xuất CoderBunnyz, phát triển trò chơi AI mới và tham gia một tổ chức từ thiện hỗ trợ dạy kỹ năng cho những người vô gia cư để họ có thể xây dựng lại cuộc sống.

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Microsoft đang muốn thay thế lập trình viên bằng AI

Sự lo lắng sau tuyên bố của CEO Nvidia Jensen Huang về việc sẽ không cần thiết phải học lập trình nữa vì AI có thể làm điều đó thay cho con người đã trở...
21:16 - 18/04/2024
171 lượt xem

AI đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ bản quyền trên môi trường số

Việc ngày càng có nhiều nội dung trên môi trường số đã đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề bảo vệ bản quyền, cũng như tình trạng xâm phạm quyền tác giả...
10:25 - 18/04/2024
457 lượt xem

Rời Việt Nam, Tim Cook ghé thăm Indonesia, xem xét xây dựng nhà máy tại đây

Ngay sau khi rời Việt Nam, Tim Cook đã có chuyến ghé thăm "quốc gia vạn đảo" Indonesia, đồng thời cho biết sẽ xem xét xây dựng nhà máy sản xuất tại...
07:33 - 18/04/2024
529 lượt xem

Chỉ còn một nhà mạng lớn chưa có băng tần 5G

Hai nhà mạng lớn đã có băng tần 5G vừa nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ và dự kiến triển khai ngay trong năm 2024.
19:51 - 17/04/2024
896 lượt xem

Viên hút ẩm, đuổi côn trùng từ thực vật

Nhóm học sinh Trường THPT Hà Trung, Thừa Thiên Huế đã sử dụng lá cây bạch đàn và thân cây lục bình làm viên hút ẩm, khử mùi, đuổi côn trùng.
16:09 - 17/04/2024
854 lượt xem