190
/
65662
Mì ăn liền tiêu hóa thế nào?
mi-an-lien-tieu-hoa-the-nao
news

Mì ăn liền tiêu hóa thế nào?

Thứ 4, 26/09/2018 | 10:38:10
1,995 lượt xem

Trước thông tin cho rằng mì ăn liền có thể "trú ngụ" trong dạ dày bạn lâu vì khó tiêu hoá ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy, thực hư câu chuyện này thế nào?

Sợ vì khó tiêu

Chị Hoàng Thuỳ Trang, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ chị là tín đồ của mì ăn liền nhưng hai năm nay chị sợ vì nghe nói mì ăn liền khó tiêu, ngâm lâu trong dạ dày ảnh hưởng tới sức khoẻ. Thế nên, dù rất thích món ăn tiện ích này nhưng chị Trang đành phải "chia tay" với nó.

Không riêng gì chị Trang, nhiều người là tín đồ của mì ăn liền cũng chột dạ sợ vì những thông tin mì ăn liền không được tiêu hoá trong dạ dày khi ăn vào hai tiếng.

Nhiều người tiêu dùng trở nên ngần ngại khi dùng mì ăn liền bởi tin đồn cho rằng món này khó tiêu với cơ thểNhiều người tiêu dùng trở nên ngần ngại khi dùng mì ăn liền bởi tin đồn cho rằng món này khó tiêu với cơ thể

Về việc mì ăn liền ở lâu trong dạ dày hơn các thực phẩm khác, PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể trải qua một chặng đường dài, đi từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non và cuối cùng là ruột già, với sự trợ giúp của các cơ quan khác như tuyến tụy, gan và mật. Quá trình này xảy ra với mọi loại thức ăn, kể cả mì ăn liền. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì đã được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ tiêu hóa trong dạ dày là bình thường”.

PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, mì ăn liền vốn là một món ăn được dùng để thay bún, miến, phở, cháo, cơm… khá phổ biến, tiện dụng, quen thuộc và kinh tế của nhiều gia đình. Nguyên liệu làm ra mì ăn liền chủ yếu là từ bột lúa mì (bột mì). Khi sử dụng mì ăn liền thì quá trình tiêu hóa cũng diễn ra tương tự như với bún, phở, cơm, cháo.

Với thành phần chính là tinh bột, mì ăn liền cũng có cơ chế tiêu hóa tương tư như cơm, bún, phở…Với thành phần chính là tinh bột, mì ăn liền cũng có cơ chế tiêu hóa tương tư như cơm, bún, phở…

Có thể thưởng thức mì gói như một bữa ăn tốt cho sức khỏe

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng mì ăn liền cũng như bún, phở, cơm, cháo, hoàn toàn thuận theo cơ chế tiêu hóa của cơ thể nên người tiêu dùng không cần phải quá lo lắng. Không những thế, chúng ta hoàn toàn có thể thưởng thức mì gói như một bữa ăn tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40g-50g chất bột đường; 13g-17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15%-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành). Vấn đề của mì ăn liền là lượng vitamin, khoáng chất khá ít. Vì thế khi chế biến, người tiêu dùng nên kết hợp với các thực phẩm khác như thêm rau cải, giá đỗ, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… Sự hiện diện của của chất xơ trong rau củ sẽ làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, ngăn ngừa cholesterol máu cao, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Nên kết hợp nhiều thực phẩm khác nhau với mì ăn liền để tạo nên bữa ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóaNên kết hợp nhiều thực phẩm khác nhau với mì ăn liền để tạo nên bữa ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra, cũng theo PGS.TS Lê Bạch Mai, người tiêu dùng còn có thể thưởng thức mì gói kèm thực phẩm giàu đạm bằng cách bổ sung thêm vào mỗi bát mì khoảng 3-4 lát thịt bò, thịt lợn hoặc 2-3 con tôm, hoặc quả trứng… để bữa ăn từ mì gói được cân đối hơn về năng lượng đến từ chất đạm, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và thực vật.

Hiện nay, một số sản phẩm mì gói đã được nhà sản xuất bổ sung thêm rau củ, thịt, trứng, rong biển… nhằm đa dạng thực phẩm, tăng giá trị dinh dưỡng và giúp người tiêu dùng thay đổi khẩu vị của bữa ăn mì gói. Người tiêu dùng có thể tìm hiểu để có thêm nhiều lựa chọn cho bản thân và gia đình.

Theo Lê Nga/Dân trí 

  • Từ khóa

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
88 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
69 lượt xem

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
160 lượt xem

Một triệu chứng sau bữa nhậu chứng tỏ gan, thận đang cầu cứu

Tuy đây thường được coi là một hiện tượng tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau lưng sau khi nhậu có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe...
11:08 - 25/04/2024
229 lượt xem

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất...
08:17 - 25/04/2024
276 lượt xem