11
/
63489
Hà Nội: Mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học
63489
news

Hà Nội: Mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học

Thứ 6, 20/07/2018 | 12:16:04
534 lượt xem

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các phòng GD-ĐT, các trường THPT thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm học thêm.

Hà Nội: Mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học

Trong đó nhấn mạnh, các đơn vị phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

Hoạt động dạy thêm, học thêm không áp dụng cho học sinh lớp 6, lớp 10 mới tuyển sinh trong khoảng thời gian trước khi khai giảng năm học mới.

Không dạy thêm trước chương trình; không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; nội dung dạy thêm không được quá sức tiếp thu của học sinh.

Nội dung dạy thêm phải cụ thể hóa trong hồ sơ xin cấp phép dạy thêm, học thêm bao gồm: Phân phối chương trình dạy thêm có nội dung chi tiết cùng xét duyệt của lãnh đạo nhà trường; Giáo án dạy thêm của giáo viên; sổ theo dõi tiến trình, nhận xét về chất lượng bài dạy của giáo viên và kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong hoạt động dạy thêm học thêm.

Không xếp thời khóa biểu học thêm vào buổi học chính khóa hoặc giờ học tự chọn; số giờ học thêm không vượt số giờ học chính khóa trong ngày; mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học. .

Không được ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm; học sinh chỉ học thêm khi có nhu cầu, tự nguyện và được gia đình đồng ý. Trường hợp phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh.

Không tổ chức lớp học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp học thêm phải có học lực tương đương nhau. Giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào nguyện vọng học thêm của học sinh theo từng môn học và kết quả xếp loại học lực cuối năm hoặc cuối học kỳ của học sinh để xếp thành các nhóm báo cáo Hiệu trưởng nhà trường để bố trí, sắp xếp các lớp học thêm đảm bảo đúng qui định hiện hành.

Tuân thủ mức trần trong thu phí, tỉ lệ chi cho hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường. Trong đó, 70% chi trả thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giáo viên tham gia giảng dạy phải có kế hoạch chi tiết cho các lớp giảng dạy và được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện;

15% chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường. Công tác chi này phải tuân thủ đúng nguyên tắc tài chính, chi theo kế hoạch quản lý dạy thêm, học thêm và bảng chấm công thống kê số buổi trực của các cán bộ tham gia quản lý;

15% hỗ trợ chi tiền điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm…

Theo Lập Phương/GD&TĐ

  • Từ khóa

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…
10:46 - 20/04/2024
23 lượt xem

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
522 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
636 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
668 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
704 lượt xem