19
/
58057
Thờ chó đá trong tín ngưỡng dân gian
tho-cho-da-trong-tin-nguong-dan-gian
news

Thờ chó đá trong tín ngưỡng dân gian

Thứ 7, 17/02/2018 | 06:16:01
5,722 lượt xem

BGTV- Trong xã hội ngày nay, chó là loài vật vô cùng gần gũi với con người. Không chỉ là “bạn”, trong tín ngưỡng của người Việt, chó còn được thờ cúng với tư cách là hộ môn thú (thần canh cửa). Tại Bắc Giang, tục thờ chó đá phổ biến tại nhiều vùng quê trở thành nét tâm linh rất đặc trưng.

Theo quan điểm của người Việt cổ, cổng là nơi chuyển giao của không gian “trong xóm – ngoài làng”, đây cũng là khu vực đánh dấu vị trí, bắt đầu địa bàn sinh sống của một cộng đồng. Do đó khu vực cổng làng luôn là nơi tôn nghiêm, cần được canh giữ để tránh những thế lực hắc ám, ma quỷ quấy nhiễu gây ảnh hưởng đến đời sống dương gian.

Cổng làng Đồng Quan (xã Đồng Sơn - TP Bắc Giang) thờ chó đá

Nếu nuôi chó bình thường chỉ có thể coi giữ nhà cửa, ruộng vườn, còn đối với phần âm thì phải cần đến chó đá – biểu trưng cho sự gần gũi, thân thiện với con người nhưng vô cùng dũng mãnh, do vậy dân gian thường chôn chó đá tại cổng nhà, cổng làng như một hình thức canh giữ về “cõi âm”. 

"Thạch cẩu" khi tạc hình tượng chó đá để thờ, luôn tạc tượng theo tư thế ngồi, chống 2 chân trước vừa nhằm tạo dáng về mặt nghệ thuật, thể hiện ước vọng của nhân dân mong muốn về sự bình yên, không có tà ma, thế lực xấu đến quấy nhiễu.

Tục thờ chó đá này khá phổ biến ở các làng, xã nông thôn, hiện nay tuy không còn nhiều song nhiều nơi, người dân vẫn giữ tục đặt chó đá – đây là một tín ngưỡng dân gian, gửi gắm mong ước của con người vào sự yên bình, thuận lợi và may mắn. Tục thờ chó đá của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức, một là chôn trước cổng để trừ tà; hai là đặt trên bệ thờ như đấng thần linh để cầu cúng. Vai trò của linh vật chó đá được các nhà nghiên cứu văn hóa ghi nhận chủ yếu là với vai trò canh gác, trừ tà.

Nhiều tài liệu lịch sử cũng ghi chép việc thờ cúng chó đá. Cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết "Nghi môn ở điện Lam Kinh có hai con chó đá rất thiêng" ở phần Dư địa chí ghi chép về trấn Thanh Hoa. Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh từng nhắc: "Xưa kia, cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đừng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không để cho có con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước nhà. Nếu bất đắc dĩ không tránh được những điều kỵ ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí". Thời vua Lý Công Uẩn đã cho dân lập đền thờ Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch (Tây Hồ, Hà Nội)...

Người dân thờ chó đá cầu mong một năm yên bình, hạnh phúc

Tại Bắc Giang có rất nhiều công trình có hình tượng chó đá, phổ biến tại các lăng, cổng làng như lăng Đá Bầu - xã Xuân Cẩm, lăng Nội Dinh - xã Mai Trung, lăng Vân Cẩm - xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa)... hay như tại cổng làng Lỗ Hạnh (xã Đông Lỗ, Hiệp Hòa); làng Đồng Quan (xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang) đều có cặp chó đá to lớn ngồi oai vệ. Tại một số huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế... đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại đây vẫn có tục chôn chó đá cửa nhà.

Chó đá chôn tại cổng nhà thường có kích thước nhỏ

Lựa chọn linh vật chó đá của người Việt xưa xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, khi chó là biểu tượng của điềm lành, mang lại may mắn. Hình tượng chó đá cũng gần gũi tùy vào kích thước tại vị trí đặt mà lớn nhỏ khác nhau song đều có điểm chung là mềm mại, đơn giản song có thế uy nghi. khác với những linh vật ngoại lai có dáng vẻ xù xì, hung dữ. Thờ cúng chó đá là phong tục đẹp trong tín ngưỡng lâu đời của người Việt, cần được gìn giữ, lưu truyền.

Minh Anh

Nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời ở tuổi 90

GS Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa dân gian, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
16:59 - 24/04/2024
319 lượt xem

'Bỏ túi' những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội dịp 30/4 - 1/5

Hà Nội với hơn 1.000 năm lịch sử, cùng với những di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đến những nơi sôi động thu hút đông đảo giới trẻ, du...
14:59 - 24/04/2024
355 lượt xem

Về Điện Biên dịp lễ 30-4 và 1-5 trong không khí đại lễ hào hùng

Mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, để du khách hòa mình vào không khí đặc biệt của sự kiện 70 năm...
12:10 - 24/04/2024
427 lượt xem

Chuyện của Pao dự Liên hoan phim ASEAN ở London

Tối 22-4 (giờ địa phương), Liên hoan phim ASEAN 2024 khai mạc tại London, với sự tham dự của gần 200 khách mời là đại diện các phái đoàn ngoại giao tại...
09:35 - 24/04/2024
513 lượt xem

220 năm quốc hiệu Việt Nam, nhiều lần thay đổi và 'hồi sinh'

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.
08:28 - 24/04/2024
499 lượt xem