190
/
56907
Tắm như thế nào để phòng viêm phổi cho trẻ em?
tam-nhu-the-nao-de-phong-viem-phoi-cho-tre-em
news

Tắm như thế nào để phòng viêm phổi cho trẻ em?

Thứ 4, 10/01/2018 | 08:39:10
924 lượt xem

Con gái tôi mới sinh được 15 ngày, dính đúng đợt lạnh kỷ lục của miền Bắc, mỗi ngày “mở” cháu ra tắm mà vừa tắm vừa run. Vừa tắm, miệng vừa động viên cháu và mẹ nó, rằng “không sao, không sao, có đèn sưởi mà” nhưng bản thân thì run chỉ sợ cháu nhiễm lạnh. Nhất là lúc mặc đồ, càng vội càng luống cuống sợ cháu lạnh.

Xin hỏi bác sĩ, trẻ sơ sinh có nhất định ngày phải tắm ngày một lần hay không? Những ngày trời lạnh như thế này, tôi có nên tắm khô cho bé không? (Trần Thị Hương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) trả lời:

Nguyên nhân của tình trạng viêm phổi trẻ em trong mùa đông lạnh chủ yếu do trẻ nhiễm lạnh (khi tắm, khi đi chơi), hoặc ủ quá kỹ khiến bé rịn mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể gây lạnh.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn bà mẹ khi tắm cho trẻ cần để toàn thân trẻ ngập trong nước ấm. Ảnh: H.Hải

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn bà mẹ khi tắm cho trẻ cần để toàn thân trẻ ngập trong nước ấm. Ảnh: H.Hải

Thực tế có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ viêm phổi vì bố mẹ vẫn duy trì tắm cho trẻ mỗi ngày trong thời tiết giá lạnh, đặc biệt là tắm sai cách.

Ở thành phố, nhà tắm kín gió, có đèn sưởi, thậm chí có điều hòa hai chiều nâng nhiệt độ cao, ấm phòng mới tắm cho bé sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Nhưng nhà ở nông thôn phòng rộng, một chiếc máy sưởi nhỏ bé không thể làm ấm cả căn phòng.

Vì thế, tắm trong thời tiết lạnh rất nhiều nguy cơ nhiễm lạnh, chủ yếu trong lúc cởi đồ và mặc đồ sau tắm.

Bởi khi trẻ tắm, toàn cơ thể trẻ được ngâm trong nước ấm nên không bị lạnh. Nhưng khi được đưa ra khỏi chậu nước, lau khô người, đây là thời gian dễ bị nhiễm lạnh nhất.

Người lớn hoàn toàn có thể kiểm chứng điều này, khi tắm vòi hoa sen, hoặc ngâm mình trong bồn tắm rất ấm áp, nhưng chỉ tắt nước để dùng sữa tắm, hay lúc tắm xong lau khô người thường có hiện tượng gai người, nổi da gà vì lạnh. Bởi khi tắm nước ấm xong sẽ có hiện tượng giãn mạch dưới da nên khi lên khỏi mặt nước trẻ sẽ rất lạnh.

Toàn thân trẻ ngập trong nước ấm sẽ không bị lạnh.

Toàn thân trẻ ngập trong nước ấm sẽ không bị lạnh.

Do vậy, khi tắm cho trẻ cần đóng kín cửa phòng không để gió lùa. Nếu có điều kiện bật điều hòa hai chiều để phòng ấm, hoặc dùng máy sưởi đặt trước chậu nước tắm. Lấy nước đủ để làm ngập toàn thân trẻ, tuyệt đối không tắm “khô”, lau người từng phần như quan niệm truyền thống của nhiều người. Vì khi cơ thể ngập trong nước ấm, trẻ sẽ được giữ ấm, còn hở phần da nào lên trên mặt nước trẻ sẽ bị lạnh. Đã tắm, hãy mạnh dạn thả trẻ người trẻ ngập trong nước ấm, tắm nhanh trẻ sẽ không bị lạnh.

Tôi cũng không ủng hộ các vật dụng được quảng cáo đặt trong chậu nước có tác dụng nâng đỡ bé khi tắm. Khi nằm trên những vật này, phần thân của trẻ bị lộ trên nước sẽ rất lạnh.

Khi tắm xong, nhanh chóng ủ người trẻ trong khăn tắm dày đã được hơ qua máy sưởi, dùng tay bóp nhẹ, nhanh cơ thể trẻ để thấm nước, theo nguyên tắc từ trên xuống dưới. Lau khô phần thân trên rồi nhanh chóng mặc áo đủ ấm. Khi mặc vẫn để khăn phủ ngực cho đến khi đóng được hoàn toàn các cúc áo.

Trong lúc tiếp tục mặc ấm phần thân trên, phần thân dưới trẻ vẫn cần được phủ chăn ấm, sau đó mới đóng bỉm, đeo găng, ôm bé vào lòng và cho bé bú mẹ cho ấm người.

Dân gian quan niệm trẻ sơ sinh phải tắm đều mỗi ngày mới sạch gây, mới nhanh lớn lớn. Thực tế không nhất thiết phải vậy, nhất là trong thời tiết rét hại như hiện nay, tắm để sạch, để nhanh lớn chưa thấy thì bé đã bị nhiễm lạnh vì viêm phổi.

Quan điểm mới nhất về nhi khoa trên thế giới, với trẻ sinh thường, khỏe mạnh, ở các nước châu Âu thời tiết không ẩm thấp được khuyến cáo tắm 2 lần một tuần. Còn tại Việt Nam, theo TS Dũng, trẻ sơ sinh nên cách ngày tắm một lần. Còn với thời tiết rét ẩm như hiện nay có thể 3 ngày mới tắm một lần. Trẻ em cũng vậy, nên cách ngày tắm lần và đảm bảo các yếu tố tránh gió, tắm ngập trong nước và đủ ấm.

Những ngày lạnh này, số bệnh nhi đến viện khám không tăng, nhưng thường là con số “ảo” do trời rét, bố mẹ ngại, trì hoãn đưa con đi viện. Nên tuy số bệnh nhân đi khám không tăng, nhưng ca nào nhập viện vì viêm phổi cũng khá nặng.

Nếu thấy trẻ sơ sinh húng hắng ho, thậm chí không sốt, bố mẹ cũng cần theo dõi, đưa con đi khám sớm để kịp thời phát hiện viêm phổi vì viêm phổi trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh.

Theo Hồng Hải/Dân trí (ghi)

  • Từ khóa

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
36 lượt xem

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
85 lượt xem

9 bí quyết sống trường thọ của người dân Okinawa

Okinawa (Nhật) được biết đến là hòn đảo trường thọ. Không những thế, tỉ lệ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư của người dân nơi đây thấp hơn so...
10:44 - 18/04/2024
574 lượt xem

Bị đầy hơi, khó tiêu: 5 loại trà thảo dược giúp mau khỏi

Đầy hơi là một trong những vấn đề về tiêu hóa phổ biến nhất. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như ăn quá nhiều trong một bữa, ăn...
08:59 - 18/04/2024
999 lượt xem

Nhìn mọi vật theo cách này, 12 năm sau coi chừng bệnh nan y

Đôi mắt có thể giúp dự đoán một trong những nhóm bệnh nan y mà thế giới đang vật lộn để tìm thuốc chữa tận 12 năm trước khi khởi phát.
10:12 - 18/04/2024
605 lượt xem