4
/
78594
CPTPP chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp
cptpp-chua-nhan-duoc-su-quan-tam-dung-muc-cua-doanh-nghiep
news

CPTPP chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp

Thứ 6, 30/08/2019 | 15:44:38
874 lượt xem

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng CPTPP để tăng trưởng xuất khẩu nhưng thống kê của Bộ Công Thương cho thấy tỷ lệ tận dụng ưu đãi vẫn còn rất thấp.

Áp lực tiến vào kỷ nguyên số trong bối cảnh thương mại mới

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nỗ lực thích ứng với hội nhập

CPTPP chua nhan duoc su quan tam dung muc cua doanh nghiep hinh anh 1Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). (Ảnh: TTXVN)

CPTPP vẫn còn xa lạ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như các bộ, ngành, địa phương.

Đây là nhận định được nhiều chuyên gia đưa ra tại diễn đàn "Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung" do Bộ Công Thương phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 30/8 tại Hà Nội.

Hơn 70% doanh nghiệp chưa rõ về CPTPP

Theo số liệu khảo sát của VCCI, kết quả điều tra sự quan tâm của doanh nghiệp với CPTPP đối với 8.600 doanh nghiệp tham gia khảo sát, mặc dù các doanh nghiệp đã có mức độ quan tâm với CPTPP khi có tới 26% doanh nghiệp có tìm hiểu, nhưng vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp chưa rõ về CPTPP.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI, cho hay cản trở lớn nhất được các doanh nghiệp đưa ra là 84% các doanh nghiệp thiếu thông tin về cam kết và cách thực hiện; 81,48% doanh nghiệp bất cập trong tổ chức thực thi của cơ quan nhà nước; tiếp theo là những vấn đề về năng lực cạnh tranh thấp hay quy tắc xuất xứ quá khó...

[Tận dụng lợi thế từ hội nhập và kinh tế số để đẩy mạnh xuất khẩu]

Với các cơ quan nhà nước, sự chủ động cũng chưa cao. Bà Trang cho hay các kế hoạch hành động của các bộ, ngành địa phương đều chậm nửa năm so với yêu cầu. Các đầu mối thông tin, phổ biến tuyên truyền về CPTPP cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp cũng chậm. Hành trình cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn nhiều chông gai do chính sách thuế, thủ tục hải quan vẫn nhiều bất cập.

"Việc thực thi các cam kết không phải ở Chính phủ và các bộ, ngành mà chủ yếu ở địa phương và doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu không hiểu về cơ hội từ CPTPP thì làm sao có thể tận dụng được. Ở địa phương cũng cần tuyên truyền cho cán bộ quản lý về CPTPP để họ đừng vi phạm cam kết, gây tổn hại và làm cản trở doanh nghiệp," bà Trang bày tỏ.

Cùng quan điểm trên, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho biết kể từ khi CPTPP có hiệu lực, số lượng câu hỏi, sự quan tâm của doanh nghiệp mới chỉ dừng ở 12 câu hỏi gửi tới bộ. Điều này còn quá khiêm tốn so với cộng đồng doanh nghiệp đông đảo của Việt Nam.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng CPTPP để tăng trưởng xuất khẩu nhưng thống kê cho thấy, tỷ lệ tận dụng ưu đãi vẫn còn rất thấp. Đơn cử như hàng xuất theo mẫu CPTPP chỉ đạt 190 triệu USD trong tổng số 16.400 triệu USD hàng hóa xuất khẩu, tương ứng với việc chỉ tận dụng được 1,17%.

Đi vào cụ thể từng mặt hàng, ông Khanh cho biết chỉ có hai mặt hàng giày dép, sắt thép tận dụng được khoảng 10% cơ hội. Còn dệt may với dự báo cơ hội lớn nhưng chỉ tận dụng được 0,03%, gần như không tận dụng được.

CPTPP chua nhan duoc su quan tam dung muc cua doanh nghiep hinh anh 2Công nhân Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)

“Với các bộ, ngành, địa phương, chúng tôi hầu như chưa nhận được sự quan tâm hay các câu hỏi nào liên quan đến CPTPP. Cho đến nay, các bộ, ngành địa phương hầu hết đã có kế hoạch hành động, nhưng để có được điều đó thì Thủ tướng Chính phủ phải nhắc 3 lần. Gần như các kế hoạch hành động của tỉnh, thành đều không có kế hoạch thực hiện chi tiết về cơ quan phụ trách, chương trình cụ thể. Đấy là chưa tính đến việc nhiều chương trình hành động làm cho có, làm đối phó,” ông Khanh nêu vấn đề.

Rõ ràng, sự quan tâm của chính cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn yếu, khi CPTPP đã có hiệu lực gần 8 tháng qua. Cam kết nhiều, ký kết nhiều hiệp định thương mại, nhưng làm thế nào để thực thi hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và quốc gia được nhiều chuyên gia đặt ra tại hội thảo.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, nếu hiệp định ký xong mà để đấy thì tất cả lợi ích đó vẫn chỉ nằm trên giấy. Do đó, cần nâng cao hơn sự chủ động của cả bộ máy quản lý, các địa phương và chính doanh nghiệp.

Thực thi quyết liệt

Theo chia sẻ của ông Ngô Chung Khanh, thời gian đầu, khi CPTPP có hiệu lực, rất nhiều thông tin được đưa ra, các hội thảo cũng được tổ chức nhiều. Nhưng nhiều tháng trở lại đây, các thông tin trên báo, truyền hình gần như không còn xuất hiện, dẫn đến sự quan tâm của doanh nghiệp, các cơ quan cũng giảm dần. Vì vậy, cần đổi mới và tăng cường trước hết việc tuyên truyền về các hiệp định.

Song song với đó, theo ông Khanh, cần sự vào cuộc chủ động quyết liệt hơn của các doanh nghiệp, bộ, ngành và địa phương, kết nối được các đầu mối CPTPP tại các nơi để thúc đẩy thực thi nghiêm túc. Không thể chỉ làm với tính chất đối phó như thời gian qua.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang đề xuất, nhà nước cần thực hiện đúng, quyết liệt, hiệu quả và với sự tham vấn với doanh nghiệp. Còn với doanh nghiệp, cần chủ động nắm thông tin, tìm hiểu về cơ hội và tận dụng CPTPP; đồng thời, chủ động phản ánh các yêu cầu, những khó khăn gặp phải trong thực tiễn để cùng nhau giải quyết...

CPTPP từ lâu đã được nhận định là cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, CPTPP cũng sẽ đưa Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư nước ngoài.

Tiến sỹ Võ Trí Thành cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp phải thay đổi để có sự tự tin, hiểu thấu đáo để tham gia vào cuộc chơi của các Hiệp định thương mại tự do với các nước, các thị trường lớn. Doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thông tin từ thị trường. Cùng đó, kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh; huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đồng hành với Chính phủ một cách đàng hoàng, minh bạch; đối thoại pháp lý; trong đó, có đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của chính mình.../.

Theo Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

  • Từ khóa

Phó thủ tướng yêu cầu đảm bảo cung cầu, giá hợp lý với mặt hàng vàng

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
16:20 - 24/04/2024
346 lượt xem

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng ngày mai

Ngân hàng Nhà nước ngày mai (25/4) đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng miếng SJC, song chưa thông báo giá tham chiếu.
14:32 - 24/04/2024
372 lượt xem

Lo mùa hè thiếu điện, Bộ Công Thương thay đổi một quyết định quan trọng

Bộ Công Thương cho biết tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu năm 2024 là hơn 310 tỷ kWh, tăng hơn 4 tỷ kWh so với quyết định cuối năm...
15:00 - 24/04/2024
518 lượt xem

Giá vàng tăng vụt cả triệu đồng sau phiên đấu thầu ế khách

Giá vàng miếng SJC giảm hơn 1 triệu đồng/lượng vào buổi sáng, song quay đầu bật tăng trở lại, vượt 83 triệu đồng/lượng chiều bán trong buổi đấu thầu vàng...
09:14 - 24/04/2024
504 lượt xem

Giá vé máy bay nội địa quá cao, vì sao?

Không chỉ vào các kỳ nghỉ lễ, thời gian gần đây giá vé máy bay chặng nội địa luôn neo ở mức cao, gấp 2 - 3 lần so với trước, thậm chí có thời điểm giá vé...
07:41 - 24/04/2024
565 lượt xem