4
/
107586
Vì sao doanh nghiệp từ chối chỉ tiêu xuất khẩu gạo?
vi-sao-doanh-nghiep-tu-choi-chi-tieu-xuat-khau-gao
news

Vì sao doanh nghiệp từ chối chỉ tiêu xuất khẩu gạo?

Thứ 4, 07/04/2021 | 15:03:44
1,065 lượt xem

Được giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo sang Bangladesh, nhưng nhiều doanh nghiệp đã từ chối, trả lại hợp đồng.

Một số doanh nghiệp từ chối hợp đồng xuất khẩu sang Bangladesh. Ảnh: Vũ Long

Một số doanh nghiệp từ chối hợp đồng xuất khẩu sang Bangladesh. Ảnh: Vũ Long

Theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - Công ty Cổ Phần (Vinafood 2) đại diện Việt Nam trúng thầu 50.000 tấn gạo của Bangladesh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có công văn phân bổ chỉ tiêu hợp đồng đến 207 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp không nhận chỉ tiêu xuất khẩu gạo đi Bangladesh và đã trả lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Theo danh sách phân bổ chỉ tiêu đợt 1 của VFA đến 207 doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo danh sách cập nhật của Bộ Công Thương, thì tất cả các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu bằng nhau là 194 tấn/doanh nghiệp. Riêng Vinafood 2 là 10.036 tấn.

Ở lần phân bổ thứ 2 (bổ sung số gạo mà các doanh nghiệp khác từ chối), số lượng gạo tăng lên mức 138 tấn/doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có hơn 100 doanh nghiệp đồng ý nhận chỉ tiêu phân bổ của VFA, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài không nhận thực hiện.

Nguyên nhân các doanh nghiệp từ chối nhận chỉ tiêu phân bổ hợp đồng Bangladesh là do số lượng gạo xuất khẩu quá nhỏ, và thường thì các hợp đồng Chính phủ thanh toán tiền rất chậm, khoảng 4 - 6 tháng mới xong nên nhiều doanh nghiệp không muốn làm.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, nêu ý kiến: Xuất khẩu đi Banladesh là đúng, đây là hợp đồng tập trung do Vinafood 2 đại diện ký, VFA chịu trách nhiệm phân bổ cho các thương nhân có giấy phép xuất khẩu gạo.

“VFA phải thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương, thương nhân nào không làm (nhận chỉ tiêu được giao) thì VFA tiếp tục lấy số gạo đó chia tiếp lần 2 cho các thương nhân xác nhận thực hiện. Nếu không có doanh nghiệp nào nhận thì Vinafood 2 phải làm cả 50.000 tấn với tư cách là đại diện hợp đồng. Về kinh doanh xuất khẩu gạo của các thương nhân là làm theo Nghị định 107 của Chính phủ, không ai tự tiện được” – ông Phạm Thái Bình nói.

Theo Vũ Long/Lao động

https://laodong.vn/kinh-te/vi-sao-doanh-nghiep-tu-choi-chi-tieu-xuat-khau-gao-896380.ldo

  • Từ khóa

Chủ tịch SAGS Sài Gòn nói về việc ngừng phục vụ chuyến bay Bamboo Airways

SAGS dừng cung cấp dịch vụ mặt đất Hãng Bamboo Airways do hãng kéo dài các khoản nợ. Hãng này giảm mạnh quy mô chuyến bay, từ 30 chiếc còn 7-8 chiếc, nên...
16:20 - 25/04/2024
113 lượt xem

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, có loại giảm hơn 700 đồng/lít

Giá xăng ngày 25/4 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 310 đồng đến 320 đồng/lít. Giá dầu diesel cũng giảm 730 đồng/lít.
15:25 - 25/04/2024
118 lượt xem

89% hành khách dùng buýt điện là người đi làm

Xe buýt thông thường tỉ lệ người đi làm sử dụng chiếm khoảng 25-30%, riêng đối với buýt điện tỉ lệ người đi làm chiếm 89%, gấp 3 lần xe buýt thường.
15:36 - 25/04/2024
129 lượt xem

Tin nổi không: Sân bay Tân Sơn Nhất ước giảm hàng vạn khách dịp cao điểm lễ

Dù Chính phủ đã kéo dài thời gian nghỉ lễ 30.4 - 1.5 cho người dân tới 5 ngày, song giá vé máy bay quá cao cùng số lượng máy bay của các hãng giảm mạnh là...
15:07 - 25/04/2024
133 lượt xem

Ông Phạm Nhật Vượng: "Sẽ sắp xếp tài sản của tôi cho VinFast 1 tỷ USD nữa"

Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông Vingroup sáng nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định dồn mọi nguồn lực cho VinFast.
14:25 - 25/04/2024
137 lượt xem