4
/
99650
Trung Quốc tham vọng dẫn đầu cuộc đua đồng tiền kĩ thuật số
trung-quoc-tham-vong-dan-dau-cuoc-dua-dong-tien-ki-thuat-so
news

Trung Quốc tham vọng dẫn đầu cuộc đua đồng tiền kĩ thuật số

Thứ 5, 29/10/2020 | 09:33:35
283 lượt xem

Trung Quốc đang dần hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu trong nền kinh tế kĩ thuật số bằng việc luật hóa lưu thông đồng nhân dân tệ điện tử.

Trung Quốc đang tiến gần đến thời điểm phát hành đồng tiền kĩ thuật số quốc gia thông qua sửa đổi luật, tạo nền tảng pháp lý cho đồng tiền thanh toán điện tử kĩ thuật số (DCEP). Cùng với đó là việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) nỗ lực xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình lưu hành thử nghiệm DCEP.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đề cập đến việc đồng nhân dân tệ điện tử, với tên gọi chính thức là DCEP, sẽ được phép lưu thông và chuyển đổi như đồng tiền vật chất. (Ảnh minh họa: DW)

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đề cập đến việc đồng nhân dân tệ điện tử, với tên gọi chính thức là DCEP, sẽ được phép lưu thông và chuyển đổi như đồng tiền vật chất. (Ảnh minh họa: DW)

Tiên phong thử nghiệm

PBoC đã công bố dự thảo luật mới nhằm tạo vị thế pháp lý cho DCEP. Lần đầu tiên dự thảo luận đề cập đến đồng nhân dân tệ kĩ thuật số và định nghĩa đây là đơn vị tiền tệ quốc gia chủ quyền. Dự luật cũng cấm bất kỳ một tổ chức nào chế tạo, phát hành tiền tệ kĩ thuật số thay thế đồng nhân dân tệ trên thị trường.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Tiền tệ Kĩ thuật số trực thuộc PBoC khẳng định, DCEP sẽ được lưu thông và tự do chuyển đổi như tiền giấy và tiền xu.

Trung Quốc là nước đi đầu trong phát hành đồng tiền điện tử kĩ thuật số. Ngay sau khi Facebook công bố dự án đồng Libra điện tử đầy tham vọng vào giữa năm ngoái, các cơ quan chứ năng tại Trung Quốc đã hoàn tất khung thiết kế cho DCEP, với ý tưởng phát hành theo hai giai đoạn, từ thử nghiệm quy mô nhỏ đến đại trà, tập trung vào các nền tảng bán lẻ quy mô nhỏ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự định khởi động DCEP vào cuối năm nay, mặc dù hiện nay vẫn chưa ấn định ngày cụ thể.

DCEP đã được thử nghiệm ở 4 thành phố Thâm Quyến, Tô Châu, Hùng An và Thành Đô trong chuỗi các cửa hàng thuộc hệ thống McDonald's, Starbucks và một số doanh nghiệp địa phương.

Mới đây nhất, tại Thâm Quyến, chính quyền thành phố đã tổ chức quay xổ số, với phần thưởng là khoảng 10 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 1,5 triệu USD), nhưng không phải là tiền giấy, mà là tiền DCEP.

Khoảng 2 triệu người đã tham gia chương trình, với khoảng 50.000 người trúng thưởng. Người thắng cuộc có thể tải ứng dụng về đồng nhân dân tệ kĩ thuật số để nhận được tiền điện tử. Tiền này có thể đem lưu thông ở khoảng 3.000 cửa hàng, trung tâm mua bán, hiệu thuốc tại Thâm Quyến – nơi đặt trụ sở của các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như Huawei hay Tencent.

Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bằng cách tăng việc sử dụng nó trong các giao dịch quốc tế. (Ảnh minh họa: BBC)

Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bằng cách tăng việc sử dụng nó trong các giao dịch quốc tế. (Ảnh minh họa: BBC)

Hướng tới xã hội không tiền mặt

Trung Quốc tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu về tiền kĩ thuật số. DCEP không phải là một loại tiền điện tử thông thường như bitcoin hay các đồng tiền số khác. Thay vào đó, nó là một phiên bản kĩ thuật số của đồng tiền chính thức của Trung Quốc - nhân dân tệ, được phát hành và hỗ trợ bởi ngân hàng trung ương.

Các cuộc khảo sát cho thấy khoảng 4/5 khoản thanh toán ở Trung Quốc được thực hiện thông qua WeChat Pay của Tencent hoặc Alipay của Alibaba.

Dữ liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy trong năm 2019, các ngân hàng đã xử lý thanh toán di động không dùng tiền mặt là 49,27 nghìn tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm trước đó.

Theo kế hoạch, PBOC sẽ cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ điện tử vào Thế vận hội Olympics Mùa đông (Winter Olympics) vào tháng 2/2022 tại Bắc Kinh. Nếu mọi việc suôn sẻ, đồng tiền điện tử này sẽ được dùng để thành toán trực tiếp và trực tuyến thông qua các dịch vụ như PayPal.

Các ngân hàng thương mại phân phối DCEP tới khách hàng thông qua việc tải các ứng dụng mà ngân hàng triển khai tới các chủ tài khoản để truy cập vào ví điện tử, đồng thời có thể chuyển đổi và rút tiền mặt tại các cây ATM. 

Với DCEP, khách hàng có thể sử dụng để giao dịch, chuyển đổi, mua sắm, thanh toán nợ trực tiếp, mà không cần thông qua dịch vụ của bên thứ 3 như WeChat hay Alipay hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện nay, đồng đô la Mỹ (USD) vẫn đang giữ vị trí thống lĩnh trong các giao dịch toàn cầu. Hơn 60% dịch vụ giao dịch ngoại hối là thông qua đồng USD. Việc tăng cường sử dụng các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ sẽ tránh được sự phụ thuộc quá lớn vào đồng bạc xanh trong hệ thống thanh toán quốc tế./.

Theo Trần Ngọc/VOV

https://vov.vn/kinh-te/trung-quoc-tham-vong-dan-dau-cuoc-dua-dong-tien-ki-thuat-so-813292.vov

  • Từ khóa

GDP quý 1 tăng 5,66%, nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến 1.4 - thời hạn cuối để các ngân hàng phải công bố lãi suất cho vay bình quân theo quy định.
13:25 - 29/03/2024
42 lượt xem

Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada không khai thác được lợi ích CPTPP, do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa việc...
12:15 - 29/03/2024
58 lượt xem

Đề xuất mới về sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bên cạnh đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đưa ra đề xuất quan trọng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
10:42 - 29/03/2024
117 lượt xem

Nhiều ngân hàng rà soát để hủy thẻ, xóa tài khoản rác

Sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chủ động thông tin cho khách hàng các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ, nhiều ngân hàng cho biết...
09:10 - 29/03/2024
181 lượt xem

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành...
07:17 - 29/03/2024
197 lượt xem