4
/
99625
Nâng chất lượng rau quả xuất sang Trung Quốc
nang-chat-luong-rau-qua-xuat-sang-trung-quoc
news

Nâng chất lượng rau quả xuất sang Trung Quốc

Thứ 4, 28/10/2020 | 14:40:32
261 lượt xem

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam, trong đó chủ lực là trái cây nên cần đầu tư hơn nữa để tận dụng lợi thế sẵn có

Ngày 27-10, tại TP HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế "Trao đổi thông tin các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam - Trung Quốc".

Theo ông Lý Kiến Lương, Bí thư thứ nhất Lãnh sự thương mại (Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM), thương mại nông sản luôn là điểm sáng của thương mại Việt Nam - Trung Quốc. "Theo số liệu của hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,432 tỉ USD, chiếm 58% thị phần. Vị trí địa lý của 2 quốc gia láng giềng đã tạo lợi thế lớn cho rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Trong những năm gần đây, để kiểm soát nhập khẩu rau quả theo tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm an toàn thực phẩm, hải quan Trung Quốc đã từng bước tăng cường kiểm tra, giám sát kiểm dịch đối với các loại rau quả. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã thích ứng nhanh chóng thể hiện qua việc duy trì mức tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, theo phản hồi của phía hải quan Trung Quốc, vẫn còn những vướng mắc về đăng ký vùng trồng, quản lý cơ sở đóng gói, kiểm tra, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Tôi hy vọng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các DN Việt Nam sẽ điều chỉnh, cải tiến kịp thời để cùng thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc một cách bền vững, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân" - ông Lý Kiến Lương phát biểu.

Nâng chất lượng rau quả xuất sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Thanh long đóng góp 67,5% giá trị trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc

Là đại diện Công ty Giám định Trung Quốc tại Việt Nam (CIC), ông La Khôn Lâm nhận xét nhiều DN Việt Nam chưa nắm được quy định thị trường Trung Quốc nên cần có cơ quan đầu mối hướng dẫn quy trình. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu phải có ý thức thay đổi để đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu. Ông Lâm cho biết thêm những DN triển khai dịch vụ truy xuất nguồn gốc điện tử sẽ có khu vực ưu tiên để được thông quan.

Ông Tạ Quang Kiên, quyền Trưởng Phòng Chính sách thương mại nông sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade - Bộ NN-PTNT), thông tin Trung Quốc là thị trường số 1 của rau quả Việt Nam, chiếm hơn 70% thị phần. Trong giai đoạn 2010-2019, tốc độ tăng trưởng của thị trường Trung Quốc bình quân gần 55%, từ mức 74,9 triệu USD năm 2010 lên 2,48 tỉ USD năm 2019. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2020 thị trường này đã sụt giảm gần 26% so với cùng kỳ năm 2019 do tác động của dịch Covid-19 cũng như những vấn đề phát sinh khi Trung Quốc nâng cao tiêu chuẩn nhập khẩu.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu trái cây Chánh Thu, cho hay: "Tôi có cơ hội làm việc với các tập đoàn lớn của Trung Quốc nên nắm được những thay đổi của thị trường này từ sớm. Với mức sống cao, người tiêu dùng Trung Quốc cũng đòi hỏi chất lượng nông sản cao hơn là điều tất yếu. Cũng cần nhìn nhận trước đây việc xuất khẩu tiểu ngạch dễ dàng, một số nhà xuất khẩu chủ quan, cho rằng Trung Quốc là thị trường dễ tính nên chậm chuyển đổi sang hình thức chính ngạch. Trung Quốc là thị trường chính của trái cây Việt Nam nên cần có sự đầu tư đúng mức để đáp ứng yêu cầu, tránh những thiệt hại không đáng có. Bản thân DN cũng có sự chuẩn bị nhưng rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc vận động nông dân chuyển đổi, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm".

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Agrotrade, DN cần xác định Trung Quốc là thị trường bậc cao với đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng để thích ứng, đặc biệt là yêu cầu xuất khẩu chính ngạch. Từ nay đến cuối năm, cơ quan quản lý và DN xuất khẩu cần nỗ lực nhiều hơn để chặn đà sụt giảm của thị trường này. Trong đó, tập trung vào hoạt động phổ biến quy định thị trường, giúp DN cập nhật nhanh những quy định mới và tăng cường đàm phán mở cửa thị trường giúp thúc đẩy xuất khẩu.

180.000 ha quả có mã số vùng trồng

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), thông tin hiện có 47 tỉnh được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với 9 loại quả được phép xuất khẩu chính ngạch (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, mít, chuối và măng cụt) đã cấp được 1.735 mã số vùng trồng, diện tích 180.000 ha và 1.832 mã số cơ sở đóng gói. Hiện những loại quả đã nộp hồ sơ xin mở cửa thị trường gồm: sầu riêng, chanh leo, bưởi, na, dừa, mận, chanh ta, khoai lang.


Theo Ngọc Ánh/NLĐ

https://nld.com.vn/kinh-te/nang-chat-luong-rau-cu-xuat-sang-trung-quoc-20201027205930282.htm

  • Từ khóa

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
26 lượt xem

Điều gì đẩy giá xăng tăng vượt 25.000 đồng/lít?

Trong vòng một tháng, sau 5 phiên điều chỉnh, giá xăng tăng một mạch vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất tính từ đầu năm.
08:28 - 18/04/2024
141 lượt xem

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
20:00 - 17/04/2024
410 lượt xem

Nhiều ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất tiết kiệm, vì sao?

Nguyên nhân của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi có xu hướng giảm (-0,76% tính đến 25/3), trong khi tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương (0,26%).
14:20 - 17/04/2024
528 lượt xem

Giá USD ngân hàng kịch trần ngày thứ 2 liên tiếp

Hôm nay, 17-4, giá USD tại nhiều ngân hàng chạm mốc 25.442 đồng/USD, cũng là mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
11:13 - 17/04/2024
630 lượt xem