4
/
99556
Gói kích thích nền kinh tế lần 2: “Bất động” vì chờ các bộ, ngành?
goi-kich-thich-nen-kinh-te-lan-2-bat-dong-vi-cho-cac-bo-nganh
news

Gói kích thích nền kinh tế lần 2: “Bất động” vì chờ các bộ, ngành?

Thứ 3, 27/10/2020 | 09:40:27
187 lượt xem

Trước khó khăn của nền kinh tế do dịch COVID-19, Bộ KH&ĐT đề xuất giải pháp hỗ trợ nền kinh tế lần thứ 2 (Gói kích thích kinh tế lần 2). Tuy nhiên, dù được người dân, cộng đồng doanh nghiệp mong chờ nhưng đến nay, chính sách này dường như vẫn “bất động” do thiếu báo cáo từ các bộ, ngành.


Doanh nghiệp mong ngóng chính sách hỗ trợ để phát triển. Ảnh Hoàng Mạnh Thắng 

Chưa bộ, ngành nào gửi báo cáo

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, Bộ KH&ĐT đề xuất gói kích thích kinh tế lần thứ 2. Theo đó, các bộ, ngành sẽ rà soát, đánh giá hiệu quả, tác động và vướng mắc khi triển khai chính sách kích thích kinh tế đã áp dụng trong lần 1. Trên cơ sở rà soát này, bộ, ngành đề xuất có tiếp tục áp dụng chính sách cũ hay mở rộng đối tượng hay có chính sách gì mới để kích thích nền kinh tế hay không. Từ đó, Bộ KH&ĐT sẽ đề xuất gói kích thích kinh tế lần thứ 2.

“Tuy nhiên, đến nay, chưa có bộ, ngành nào gửi thông tin cho Bộ KH&ĐT tổng hợp. Dưới góc độ an sinh, Bộ LĐTB&XH đã có báo cáo Thủ tướng và chờ chỉ đạo để tiếp tục bước tiếp theo. Về mặt kinh tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước chưa có thông tin gì nên Bộ KH&ĐT chưa biết đi theo hướng nào”, lãnh đạo Bộ KH&ĐT thông tin đồng thời cho hay, bộ, ngành cần rà soát kỹ khó khăn cho từng nhóm đối tượng và đánh giá nguồn lực hỗ trợ. Dựa trên nguồn lực, đối tượng, bộ KH&ĐT mới có thể đưa ra cách thức phù hợp nhất để triển khai.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, gói kích thích kinh tế lần thứ 2 ngoài hướng đến đối tượng doanh nghiệp đang khó khăn, cần hỗ trợ DN có khả năng phát triển trong tương lai. Bên cạnh khó khăn, dịch COVID-19 còn là cơ hội tái cơ cấu cho doanh nghiệp. “Các DN có khả năng phát triển thì cần hỗ trợ để họ phát triển thêm. Từ đó, trở thành động lực cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động”, bà Lan kiến nghị.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- TS Cấn Văn Lực cho rằng, quy mô của chính sách hỗ trợ kinh tế lần thứ 2 cần có độ bao phủ đủ lớn, thời gian phù hợp. Đối tượng doanh nghiệp nhận chính sách hỗ trợ phải đáp ứng tiêu chí như ứng dụng công nghệ, năng lượng sạch, có tính lan tỏa…

Doanh nghiệp trông đợi

Là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, cộng đồng DN mong chờ giải pháp hỗ trợ kinh tế lần thứ 2 hướng đến việc tạo cơ chế nhiều hơn để giúp doanh nghiệp và người lao động đủ sức hồi phục trở lại. Theo ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong suốt thời gian dài chống chọi với dịch COVID-19, nhiều DN đã có sự thay đổi sâu sắc về định hướng, chiến lược kinh doanh.

Với DN lớn và doanh nghiệp quy mô vừa, họ chuyển dịch, tìm kiếm kênh cung ứng, hay xuất khẩu mới từ nhiều quốc gia khác nhau để giảm độ rủi ro. Do vậy, chính sách cần tập trung hỗ trợ DN xúc tiến thương mại, cách thức tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin nhà sản xuất...

Còn DN nhỏ và siêu nhỏ cần thay đổi theo hướng thu gọn mặt hàng kinh doanh chủ lực, quy mô thị trường và chuyển sang bán hàng qua kênh thương mại điện tử, nên gói hỗ trợ cần nghiên cứu chính sách thuận lợi hơn về thương mại điện tử, đào tạo mô hình kinh doanh, cách thức giao dịch trực tuyến và nguồn nhân lực. Đặc biệt, Chính phủ nên cân nhắc, xem xét có quyết sách mạnh mẽ hơn về miễn, giảm thuế thu nhập DN, thuế VAT một cách thiết thực.

“Đưa ra gói kích thích kinh tế lần 2 cần phù hợp với từng loại doanh nghiệp, không thể cào bằng tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ nên kéo dài ít nhất đến hết năm 2021”, ông Hoài Nam cho hay.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso), trong bối cảnh dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn ra phức tạp, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Mỹ đang gặp khó, quay về thị trường trong nước là giải pháp tình thế cần thiết.

Bà Xuân cho biết,  các doanh nghiệp mong muốn tiếp tục được giãn, hoãn nợ ngân hàng, ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận các gói tín dụng… để tạo động lực cho DN vượt qua suy thoái.

Theo Tiền Phong

https://www.tienphong.vn/kinh-te/goi-kich-thich-nen-kinh-te-lan-2-bat-dong-vi-cho-cac-bo-nganh-1740948.tpo 

  • Từ khóa

Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada không khai thác được lợi ích CPTPP, do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa việc...
12:15 - 29/03/2024
24 lượt xem

Đề xuất mới về sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bên cạnh đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đưa ra đề xuất quan trọng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
10:42 - 29/03/2024
76 lượt xem

Nhiều ngân hàng rà soát để hủy thẻ, xóa tài khoản rác

Sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chủ động thông tin cho khách hàng các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ, nhiều ngân hàng cho biết...
09:10 - 29/03/2024
127 lượt xem

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành...
07:17 - 29/03/2024
163 lượt xem

Nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới chốt địa điểm xây nhà máy tại Việt Nam

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD đã chốt Khu công nghiệp Phú Hà ở tỉnh Phú Thọ làm nơi xây nhà máy, nhưng thời điểm triển khai vẫn còn đang cân...
19:26 - 28/03/2024
437 lượt xem