4
/
95225
Tăng trưởng vững chắc, Việt Nam hướng tới vị thế mới trong ASEAN
tang-truong-vung-chac-viet-nam-huong-toi-vi-the-moi-trong-asean
news

Tăng trưởng vững chắc, Việt Nam hướng tới vị thế mới trong ASEAN

Thứ 6, 31/07/2020 | 13:55:26
306 lượt xem

Đà tăng trưởng cao hơn ngưỡng trung bình ASEAN làm tăng tính lũy giá trị mới và gia tăng “độ nặng” kinh tế Việt Nam trong ASEAN.

Trong 10 năm từ 2009-2018, mặc dù GDP bình quân thấp hơn trung bình ASEAN nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình. Việt Nam đang hướng tới vị thế mới đầy tự tin trong ASEAN

GDP bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình

GDP bình quân đầu người trung bình theo giá hiện hành năm 2018 của ASEAN là 4.601 USD, còn Việt Nam là 2.546 USD, chỉ bằng 55,3% mức trung bình ASEAN. Mức thu nhập này chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar nhưng thấp hơn Lào. Còn so với các nước ASEAN-6, mức thu nhập này có khoảng cách khá xa như chỉ bằng 4,5% của Singapore, 8,4% của Brunei Darussalam, 23% của Malaysia, 34,2% của Thái Lan, 65% của Indonesia, 79,2% của Philippines.

Thu nhập bình quân đầu người thấp làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, khó tạo được khả năng phát triển dài hạn để tránh bị tụt hậu và rơi vào vòng luẩn quẩn. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn là nước thu nhập trung bình thấp và có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình theo đó khoảng thời gian bứt phá trở thành nước thu nhập cao có thể kéo khá dài từ 30-40 năm.

tang truong vung chac, viet nam huong toi vi the moi trong asean hinh 1

Mặc dù tác động lớn của đại dịch song tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn kỳ vọng mang giá trị dương 3,5%-4% năm 2020.

Tuy nhiên, điểm xuất phát kinh tế thấp cho thấy có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển có thể tiếp tục khai thác và thu hút trong đó có các nguồn lực từ ASEAN. Cơ hội phát triển cần được nhận diện và tận dụng dựa trên nền tảng nhận thức mới đặc biệt là cách thức cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực. Đổi mới mô hình tăng trưởng là sự lựa chọn cần được ưu tiên hàng đầu.

Tốc độ tăng GDP cao hơn trung bình trở thành chỗ dựa tự tin

Trong 10 năm từ 2009-2018 tăng trưởng GDP trung bình của ASEAN là 5.1% còn của Việt Nam 6.1%. Tốc độ tăng trưởng của ASEAN6 là 4.9% và của nhóm nước CLMV là 6.6%. Đà tăng trưởng cao hơn ngưỡng trung bình ASEAN làm tăng tính lũy giá trị mới và gia tăng “độ nặng” kinh tế Việt Nam trong ASEAN.

Tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam dựa chủ yếu vào tăng trưởng xuất khẩu và thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong và ngoài nước cùng với việc phát huy triệt để nguồn lực trong nước. Đầu tư các nước A SEAN đóng vai trò nhất định trong đóng góp tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt nam là Singapore với tổng vốn đầu tư trực tiếp khoảng 50 tỷ USD. Nều kinh tế Việt Nam hàng năm tạo tỷ lệ thu hồi cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ lợi nhuận bình quân không dưới 15% nghĩa là tỷ lệ thu hối khoảng 7.5 tỷ USD/năm.

Nhiều mô hình kinh tế được mạnh dạn ứng dụng như kinh tế bao trùm, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn cùng với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế đang vận hành được kiểm định là có sự phù hợp nhất định với thực tế.

Việc quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, đẩy mạnh mở rộng thị trường thông qua đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những động lực mạnh thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù tác động lớn của đại dịch song tốc độ tăng trưởng vẫn kỳ vọng mang giá trị dương 3,5%-4% năm 2020. Lòng tin vào năng lực điều hành chính sách duy trì tăng trưởng Chính phủ càng được khẳng định và nâng cao.

Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trước mắt vượt qua đại dịch Covid-19 và lâu dài đạt quốc gia thu nhập cao năm 2045, cần tăng trưởng cao gấp đôi ngưỡng trung bình ASEAN. Nghĩa là để bứt phá “ngoạn mục” như mô hình công nghiếp hóa rút ngắn thành công của Singapore 20 năm, tốc độ tăng trưởng cần ít nhất 10%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng

Trước hết, nền kinh tế Việt Nam đã gắn kết với ASEAN để hình thành thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sản xuất. Mặ dù cơ cấu kinh tế Việt Nam và các nước ASEAN khá có sự tương đồng nhưng đó là động lực để Việt nam chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

Hàng hóa các nước ASEAN đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và hàng Việt Nam cũng đã hiện hữu ở các nước ASEAN. Có thể gặp ngay trong siêu thị, cửa hàng, chợ…Việt Nam hàng hóa của Thái Lan, Campuchia, Lào… như gạo, hoa quả, đồ uống.

Dịch vụ quốc tế ASEAN được hình thành như dịch vụ du lịch, y tế, ngân hàng, giáo dục, viễn thông, vận tải, logistics…được cung ứng thông qua hình thức xuyên biên giới, tiêu dùng nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. Điều này làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.

Việt Nam cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Các ngành sản xuất hàng hóa giá trị thấp bị thu hẹp trong khi các ngành hàng hóa giá trị cao gia tăng như điện thoại điện tử cao cấp, ô tô và các loại linh kiện được sản xuất tại Việt Nam. Ngành sản xuất chế tạo của Việt Nam có sự thay đổi.

Ngành nông nghiệp chuyển dịch sang nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng trung bình và chất lượng cao, có giá trị gia tăng được cải thiện. Các loại dịch vụ đã vươn ra nước ngoài nhất là dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, lao động, vận tải trong ASEAN. 

Khả năng hình thành vị thế mới

Mặc dù quá trình cải thiện vị thế kinh tế của Việt Nam trong ASEAN diễn ra chậm song những tiền đề của sự cải thiện này đã được tích lũy từng bước. ASEAN đặt mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN đầy đủ vào năm 2025 gồm 3 cộng đồng trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Từ vị thế bị động ban đầu, sau 25 năm, Việt Nam đã hình thành vị thế chủ động từng bước trong ASEAN nhờ tiềm lực kinh tế được cải thiện. Lòng tin vào cải thiện chính sách tăng lên. Không chỉ khai thác sự khác biệt tự nhiên mà còn dựa vào tình tương đồng để tạo ra sự khác biệt, coi trọng cải thiện năng lực cạnh tranh đang trở thành sự lựa chọn phát triển trong ASEAN. Nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam đã cạnh tranh hiệu quả thâm chí dẫn đầu ASEAN như điện thoại, dệt may, nông thủy sản, giày dép.

Việt Nam kết nối đáng kể với phần còn lại thế giới thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và liên khu vực, tạo chỗ dựa đáng tin cậy để các nước ASEAN đặt lòng tin vào bản lĩnh và khả năng độc lập, thông minh, sáng tạo điều hành chính sách của Việt Nam trong ASEAN, Đó là nền tảng tằng cường phát triển sâu quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam trước hết dựa vào các khuôn khổ quan hệ đối tác, quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đặc biệt hiện có. 

Với vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và vị thế địa chính trị và địa kinh tế Việt Nam trong ASEAN, vị thế quốc tế Việt Nam được cải thiện từng bước hinh thành vị thế tổng hợp mới trong ASEAN khi 3 cộng đồng trụ cột được vận hành đúng hướng.

tang truong vung chac, viet nam huong toi vi the moi trong asean hinh 2

Nền kinh tế Việt Nam đã gắn kết với ASEAN để hình thành thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sản xuất.

Mô hình tích hợp mới làm chỗ dựa cho vị thế mới

Mô hình 3 cộng động đồng trụ cột ASEAN tạo chỗ dựa vững chắc đối với cả ASEAN, từng quốc gia thành viên và các nước trong khu vực. Một ASEAN có thế và lực gia tăng thúc đẩy gia tăng thương mại và đầu tư khu vực, tăng kết nối lâu dài với phần còn lại thế giới. Vị thế Việt Nam gia tăng từng bước vững chắc đến trạng thái mới khi kết nối tổng hợp với ASEAN và phần còn lại thế giới.

Để không bỏ sót hay một kết nối nào bị bỏ qua hoặc không tận dụng triệt để, cần có mô hình tích hợp mới. Trước hết, cần tích hợp nguồn lực và lợi thế trong ASEAN dựa trên cam kết và quan hệ thương mại, đầu tư, dịch vụ hiện có nhất là hiệp định, cam kết, thỏa thuận và tuyên bố chính thức Việt Nam và ASEAN như ATIGA, AFAS, ACIA…Đẩy mạnh phát triển sâu quan hệ hiện có về quy mô và cường độ, phát triển hình thức mới phù hợp với đặc thù với các nước ASEAN.. Tiếp theo, cần lấy cam kết quốc tế ngoài ASEAN thúc đẩy quan hệ nội bộ ASEAN từ hiệp định như CPTPP, EVFTA…tăng lợi ích quốc gia.

Thêm vào đó, trước những thay đổi nhanh chóng mô hình tổ chức kinh tế cần tạo lập mô hình tổng quá kinh tế trong vị thế mới là lấy kinh tế bao trùm làm mục tiêu bao trùm, kinh tế chia sẻ làm nền tảng phân bổ nguồn lực và kinh tế tuần oàn làm chuẩn mực đánh giá trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đầu tư nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng mô hình tích hợp này là cần thiết./. 

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

Theo VOV.VN

https://vov.vn/kinh-te/tang-truong-vung-chac-viet-nam-huong-toi-vi-the-moi-trong-asean-1076709.vov

  • Từ khóa

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
17:57 - 19/04/2024
55 lượt xem

Giá dầu tăng vọt sau tin Israel tấn công trả đũa Iran

Theo Đài CNN, giá dầu vào tối 18-4 (giờ Mỹ) tăng gần 4% và thị trường chứng khoán tại Mỹ giảm mạnh khi truyền thông đưa tin Israel tấn công Iran.
14:40 - 19/04/2024
148 lượt xem

Giá vàng hôm nay 19.4.2024: Sụt giảm trước ngày đấu thầu vàng miếng

Giá vàng trong nước sụt giảm trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng.
09:30 - 19/04/2024
330 lượt xem

Vụ giám đốc Nhã Nam xin lỗi: Góc nhìn về xử lý khủng hoảng truyền thông

Một số chuyên gia truyền thông nêu ý kiến về lời xin lỗi được đăng tải trên trang mạng xã hội của Nhã Nam có 1 triệu lượt theo dõi với những góc nhìn liên...
08:05 - 19/04/2024
308 lượt xem

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
788 lượt xem