4
/
93844
Làm gì để kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2020
lam-gi-de-kiem-soat-lam-phat-6-thang-cuoi-nam-2020
news

Làm gì để kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2020

Thứ 5, 02/07/2020 | 13:08:09
273 lượt xem

Thị trường giá cả 6 tháng cuối năm dự báo sẽ còn nhiều biến động, "ăn theo" giá thị trường thế giới, ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô.

Dự báo thị trường cuối năm còn nhiều biến động, cần rà soát để đẩy nhanh giảm giá các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Khánh Vũ

Dự báo thị trường cuối năm còn nhiều biến động, cần rà soát để đẩy nhanh giảm giá các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Khánh Vũ

Lạm phát kỳ vọng ở mức 3,5%

Phân tích, mổ xẻ một cách thẳng thắn về các khía cạnh liên quan đến thị trường, giá cả 6 tháng đầu năm 2020, nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra dự báo và đề xuất giải pháp kiểm soát lạm phát, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới của năm 2020 và những năm tiếp theo.

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho biết: "Đầu năm 2020 chúng tôi đã đưa ra chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 sẽ tăng trung bình 3,5% (+-0,5%). Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm có 2 diễn biến bất ngờ ảnh hưởng đến tốc độ tăng của CPI: 

Giá thịt lợn tăng trên 100.000 đồng/kg trở thành nguyên nhân chính khiến giá thực phẩm trong 6 tháng đầu năm tăng tới 14,28% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến giá dầu trên thị trường thế giới giảm từ 57USD/thùng trong quý 4.2019 xuống còn 27USD/thùng trong quý 2.2020.

"Giá xăng dầu giảm đã kéo chỉ số giao thông giảm trung bình 9,26% trong 6 tháng đầu năm và cân bằng phần lớn các tác động tiêu cực từ việc giá thịt lợn neo ở mức cao. Dịch COVID-19 cũng khiến lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm tăng chậm hơn"-TS Nguyễn Đức Độ nói.

TS Nguyễn Đức Độ cho rằng, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước chỉ ở mức 3,17%, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 sẽ đạt được nếu CPI trong các tháng còn lại của năm tăng trung bình dưới 0,6%/tháng.

Do tình hình kinh tế thế giới chưa thể hồi phục hoàn toàn trong nửa cuối năm 2020, nên giá dầu sẽ khó tăng mạnh. Nhiều khả năng giá dầu sẽ xoay quanh mức 40USD/thùng trong thời gian tới nếu dịch COVID được thế giới kiểm soát thành công.

Mặt khác, giá thịt lợn có thể không giảm mạnh như mong đợi, nhưng cũng sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới, khi Chính phủ cho phép nhập khẩu lợn hơi, lợn giống; nông dân đẩy mạnh tái đàn...

"Trên cơ sở những lập luận nêu trên, chúng tôi giữ nguyên dự báo lạm phát trung bình năm 2020 xoay quanh mức 3,5% (+-0,5%)"- TS Nguyễn Đức Độ nhận định.

Làm gì để kiểm soát lạm phát

Theo ông Nguyễn Xuân Định - Phó trưởng phòng chính sách tổng hợp - Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá điện cơ bản được giữ ổn định trong năm 2020; giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường cơ bản ổn định do nguồn cung trong nước dồi dào đáp ứng được nhu cầu của người dân; giá các dịch vụ bưu chính ổn định, thạm chí giảm nhẹ... là những yếu tố kìm CPI trong 6 tháng qua.

Giá thịt lợn tác động đến CPI. Ảnh: Khánh VũGiá thịt lợn tác động đến CPI. Ảnh: Khánh Vũ

"Để kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2020 cần thực hiện 1 cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Bộ Tài chính cần chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều biện pháp, trong đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%" - ông Định nói.

Chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long cũng đề nghị Ban Chỉ đạo giá yêu cầu các bộ ngành tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá.

"Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như thịt lợn, lương thực, xăng dầu... cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá để bình ổn thị trường" - TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Theo Long Vũ/Lao động

https://laodong.vn/kinh-te/lam-gi-de-kiem-soat-lam-phat-6-thang-cuoi-nam-2020-816615.ldo

  • Từ khóa

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
29 lượt xem

Điều gì đẩy giá xăng tăng vượt 25.000 đồng/lít?

Trong vòng một tháng, sau 5 phiên điều chỉnh, giá xăng tăng một mạch vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất tính từ đầu năm.
08:28 - 18/04/2024
144 lượt xem

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
20:00 - 17/04/2024
412 lượt xem

Nhiều ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất tiết kiệm, vì sao?

Nguyên nhân của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi có xu hướng giảm (-0,76% tính đến 25/3), trong khi tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương (0,26%).
14:20 - 17/04/2024
529 lượt xem

Giá USD ngân hàng kịch trần ngày thứ 2 liên tiếp

Hôm nay, 17-4, giá USD tại nhiều ngân hàng chạm mốc 25.442 đồng/USD, cũng là mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
11:13 - 17/04/2024
631 lượt xem