4
/
78515
Đánh giá lại quy mô GDP: Cơ sở để định hướng đúng cho phát triển đất nước
da-nh-gia-la-i-quy-mo-gdp-co-so-de-di-nh-huo-ng-du-ng-cho-pha-t-trie-n-da-t-nuo-c
news

Đánh giá lại quy mô GDP: Cơ sở để định hướng đúng cho phát triển đất nước

Thứ 5, 29/08/2019 | 15:22:16
708 lượt xem

“Cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9.2019, được sự đồng ý của Chính phủ, Tổng cục Thống kê sẽ công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 - 2017. Thống kê mới sẽ phản ánh đúng và đủ quy mô của nền kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước”. Đó là thông tin mà Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm đưa ra hôm qua, 27.8.

Nếu theo cách tính GDP mới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng thêm hơn 400USD, vào khoảng 3.000USD/năm (2018) - ảnh minh họa. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Nếu theo cách tính GDP mới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng thêm hơn 400USD, vào khoảng 3.000USD/năm (2018) - ảnh minh họa. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Có phải là cách tính mới?

Tổng cục Thống kê khẳng định, đây không phải cách tính mới để tăng GDP mà thực chất là vẫn dùng phương pháp cũ để tính toán lại với sự rà soát kỹ càng hơn.

Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết: “Hiện Việt Nam vẫn áp dụng 3 phương pháp, gồm: Phương pháp sản xuất, sử dụng và thu nhập. Trong đó, phương pháp sản xuất và sử dụng được áp dụng theo quý, còn phương pháp thu nhập áp dụng 5 năm một lần”.

Tuy nhiên cách tính này đã dẫn đến những bất cập. Đó là, trong khi các nước công bố các chỉ số GDP khá muộn (sau 6 tuần kể từ ngày cuối cùng của quý) thì Việt Nam lại công bố ngày 29 của tháng cuối quý dẫn đến thống kê hoạt động sản xuất chưa xác thực. Thứ hai là dựa vào điều tra hàng năm thì chỉ phản ánh xu hướng tăng trưởng chứ chưa phản ánh quy mô tăng. Bên cạnh đó, việc các thực thể kinh tế có xu hướng khai báo thấp hơn khiến chỉ số đưa ra chưa thực chất. Các điều tra viên vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ và cuối cùng là chưa cập nhật được những hoạt động sản xuất kinh doanh mới.

“Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ hạn chế được những bất cập trên và theo đúng thông lệ quốc tế” - ông Bích Lâm cho biết.

Tại hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia được tổ chức hồi đầu tháng 8.2019, Tổng cục Thống kê cũng đã có những hé lộ ban đầu về kết quả của việc đánh giá lại. Theo đó, với cách tính hiện tại, GDP đầu người Việt Nam chưa tới 2.600USD/người/năm. Còn theo cách tính GDP mới, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm hơn 400USD, vào khoảng 3.000USD/năm (năm 2018).

Về con số tổng thể, sau khi đánh giá lại, bình quân giai đoạn 2010 - 2017 tăng thêm 25,4% so với số liệu đã công bố trước đây. Một trong những lý do là 76.000 doanh nghiệp được tính thêm vào quy mô GDP. Số doanh nghiệp này thuộc các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng lâu nay không cung cấp số liệu cho cơ quan thống kê và doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng Tổng cục Thống kê chưa cập nhật số liệu đầy đủ (đã có trong danh sách của Tổng cục Thuế).

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, phạm vi đánh giá lại lần này chưa thống kê khu vực kinh tế ngầm hay kinh tế bất hợp pháp. Đã có những đánh giá về việc nếu đưa kinh tế ngầm (bán trà đá, xe ôm, thậm chí hoạt động mại dâm…) thì GDP có thể tăng từ 20 - 40% nữa.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết thêm, việc đánh giá lại này nhiều nước cũng đã thực hiện. Năm 2013, Mỹ đã công bố con số mới cho thấy quy mô GDP nước này tăng thêm 560 tỉ so với số liệu cũ. Cũng năm 2013, khi đánh giá lại, quy mô GDP của Nga tăng 24,3%, Đức tăng 3%...

Đánh giá lại không phải lấy thành tích

Trước khi Tổng cục Thống kê thông báo về việc đánh giá lại quy mô GDP, đã có những lo ngại dấy lên rằng, nếu cộng cả khu vực kinh tế ngầm vào GDP sẽ phủ nhận toàn bộ các chỉ số tính GDP trước đó. Việc điều tra thông tin về khu vực kinh tế ngầm cũng còn nhiều vấn đề phức tạp, khó kiểm soát do đó có thể khiến con số thống kê không chính xác dẫn đến chính sách đưa ra bị sai lệch.

Thế nhưng tuyên bố của Tổng cục Thống kê khi không đưa kinh tế ngầm vào phương pháp tính lại cho thấy đây chỉ là việc “tính đúng, tính đủ” như tuyên bố của ông Bích Lâm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng hơn 400USD theo cách tính mới. Ảnh: HẢI NGUYỄNGDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng hơn 400USD theo cách tính mới. Ảnh: HẢI NGUYỄN 

Việc công bố những chỉ số mới sẽ tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người từ đó tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Đánh giá lại quy mô GDP làm thay đổi cơ cấu GDP: Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên.

Nhiều người tỏ ra thích thú với con số 400USD tăng thêm của GDP bình quân đầu người. Thực tế GDP/người phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm chứ không phải là thu nhập bình quân đầu người.

Quy mô GDP tính lại cũng sẽ làm giảm tỉ lệ nợ công cũng như mức thâm hụt ngân sách trên GDP cũng giảm. Bởi vậy những tính toán chỉ ra rằng, với việc công bố quy mô GDP mới cũng cần xem xét lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế cho phù hợp.

Về vấn đề này, Tổng cục thuế đánh giá: Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở ra dư địa cho ngân sách và thu thuế cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên khả năng tác động thấp vì trên thực tế thu ngân sách và thuế dựa trên thuế/phí, các tỉ lệ thu liên quan được quy định bởi các văn bản pháp luật.

Để đảm bảo tính khách quan, Tổng cục Thuế đã mời các chuyên gia của những tổ chức quốc tế, cụ thể là Quỹ tiền tệ Quốc tế rà soát phương pháp và nguồn thông tin. Các chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế đánh giá cao phương pháp mà Tổng cục Thống kê đã thực hiện.

Những chỉ tiêu, số liệu của “quy mô GDP mới” sẽ được sử dụng làm cơ sở để đưa ra các định hướng, chính sách cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025).

Theo Minh Bạch/Lao động

  • Từ khóa

Phó thủ tướng yêu cầu đảm bảo cung cầu, giá hợp lý với mặt hàng vàng

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
16:20 - 24/04/2024
30 lượt xem

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng ngày mai

Ngân hàng Nhà nước ngày mai (25/4) đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng miếng SJC, song chưa thông báo giá tham chiếu.
14:32 - 24/04/2024
70 lượt xem

Lo mùa hè thiếu điện, Bộ Công Thương thay đổi một quyết định quan trọng

Bộ Công Thương cho biết tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu năm 2024 là hơn 310 tỷ kWh, tăng hơn 4 tỷ kWh so với quyết định cuối năm...
15:00 - 24/04/2024
126 lượt xem

Giá vàng tăng vụt cả triệu đồng sau phiên đấu thầu ế khách

Giá vàng miếng SJC giảm hơn 1 triệu đồng/lượng vào buổi sáng, song quay đầu bật tăng trở lại, vượt 83 triệu đồng/lượng chiều bán trong buổi đấu thầu vàng...
09:14 - 24/04/2024
204 lượt xem

Giá vé máy bay nội địa quá cao, vì sao?

Không chỉ vào các kỳ nghỉ lễ, thời gian gần đây giá vé máy bay chặng nội địa luôn neo ở mức cao, gấp 2 - 3 lần so với trước, thậm chí có thời điểm giá vé...
07:41 - 24/04/2024
254 lượt xem