4
/
62566
Trung Quốc ngừng nhập, 111 triệu tấn phế liệu đi về đâu?
trung-quoc-ngung-nhap-111-trieu-tan-phe-lieu-di-ve-dau
news

Trung Quốc ngừng nhập, 111 triệu tấn phế liệu đi về đâu?

Thứ 6, 22/06/2018 | 18:10:53
405 lượt xem

Tốc độ sản xuất nhựa hiện nay đang vượt quá khả năng xử lý hiệu quả rác thải nhựa - và nguồn cung được dự báo sẽ chỉ có tăng thêm chứ không giảm.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg. 

Từ năm 1992, Trung Quốc đã nhập khẩu 106 triệu tấn phế liệu bao gồm chai nhựa, bao bì, thùng chứa. Vì vậy, khi nước này công bố vào năm ngoái rằng sẽ ngừng nhập khẩu phế liệu, chính phủ các nước trên thế giới sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn: hàng trăm tấn phế liệu sẽ đi về đâu? 

Tới năm 2030, khối phế liệu ước tính 111 triệu tấn sẽ cần được chôn hoặc tái chế ở một nơi nào đó, hoặc không được sản xuất nữa. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu của Đại học Georgia dựa trên phân tích dữ liệu thương mại toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UN).

Cũng theo nhóm nghiên cứu này, tính tới năm 2017, các nhà máy đã tung ra khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa mới. Để dễ hình dung, 1 triệu tấn tương đương với 621 chiếc Tesla 3s. 700 triệu chiếc iPhone chỉ có trọng lượng bằng 1/10 một triệu tấn. 

Gần 4/5 số nhựa đó được ném ra các bãi rác hoặc thải ra môi trường. 1/10 được đốt bỏ. Vài triệu tấn thải ra biển mỗi năm, làm ô nhiễm tại nhiều vùng biển ở phía bắc Thái Bình Dương. Chỉ 9% tổng số nhựa sinh ra được tái chế. Và chỉ trong năm 2016, Trung Quốc đã gom về gần gấp đôi số phế liệu nhập khẩu trung bình mỗi năm từ năm 1992 - tức 7,4 triệu tấn. 

Khi ngành công nghiệp phế thải phát triển và những tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng và môi trường trở nên rõ ràng, Trung Quốc bắt đầu chọn lọc các loại phế liệu để thu mua. Luật "Hàng rào Xanh" (Green Fence) ban hành vào năm 2013 của nước này đã loại bỏ các loại vật liệu trộn với thực phẩm, kim loại và những vật liệu gây ô nhiễm khác.  Theo đó, việc nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc liên tục giảm từ năm 2013 đến năm ngoái - khi nước này cảnh báo sẽ dừng hoàn toàn mua phế liệu nhựa. 

Các quốc gia khác, như Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia cũng nhập khẩu nhiều phế liệu nhựa dù con số nhỏ hơn so với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam mới đây cũng yêu cầu rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam khi hàng nghìn container phế liệu bị ùn ứ tại các cảng. 

Rác thải nhựa đã là vấn đề toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Kể từ khi bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1950, sản lượng nhựa hàng năm đã tăng từ 2 triệu tấn lên 322 triệu tấn vào năm 2015. Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Georgia, tốc độ sản xuất nhựa hiện nay đang vượt quá khả năng xử lý hiệu quả rác thải nhựa - và nguồn cung được dự báo sẽ chỉ có tăng thêm chứ không giảm.

Theo Nguyễn Duy/ Zing

  • Từ khóa

GDP quý 1 tăng 5,66%, nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến 1.4 - thời hạn cuối để các ngân hàng phải công bố lãi suất cho vay bình quân theo quy định.
13:25 - 29/03/2024
103 lượt xem

Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada không khai thác được lợi ích CPTPP, do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa việc...
12:15 - 29/03/2024
99 lượt xem

Đề xuất mới về sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bên cạnh đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đưa ra đề xuất quan trọng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
10:42 - 29/03/2024
162 lượt xem

Nhiều ngân hàng rà soát để hủy thẻ, xóa tài khoản rác

Sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chủ động thông tin cho khách hàng các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ, nhiều ngân hàng cho biết...
09:10 - 29/03/2024
231 lượt xem

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành...
07:17 - 29/03/2024
243 lượt xem