4
/
57129
"Thuế nước ngọt": Vẫn bị phản ứng
thue-nuoc-ngot-van-bi-phan-ung
news

"Thuế nước ngọt": Vẫn bị phản ứng

Thứ 3, 16/01/2018 | 14:09:17
1,048 lượt xem

Lý do đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt bởi lý do bảo vệ sức khỏe cộng đồng của Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được sự đồng thuận

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất về đề xuất sửa đổi 5 luật thuế. Trong đó, với Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), mặt hàng nước ngọt được bổ sung vào đối tượng chịu thuế với thuế suất 10%. Nội dung này một lần nữa nhận được nhiều ý kiến chưa đồng thuận từ phía bộ ngành, chuyên gia.

Đề xuất thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt của Bộ Tài chính không được sự đồng tình của nhiều phía. Ảnh: Tấn Thạnh

Đừng thấy các nước áp thuế ta cũng áp theo

Việc áp thuế nêu trên được hiểu là đặt các mặt hàng này vào diện hạn chế tiêu thụ, góp phần hạn chế béo phì, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho rằng lý do Bộ Tài chính đưa ra là không có cơ sở. "Đúng ra cần có công trình nghiên cứu cả về thực tiễn, khoa học, kinh tế, xã hội mới có tính thuyết phục. Còn đưa ra lý do nước này nước kia đánh thuế TTĐB mà mình cũng làm là không được vì đặc thù khác nhau. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm nước có tình trạng béo phì thấp. Vậy thì lý do của Bộ Tài chính đưa ra là không thuyết phục" - ông Việt dẫn chứng.

Các bộ, ngành trong văn bản góp ý cũng đồng loạt nêu quan điểm chưa thống nhất về việc bổ sung nước ngọt vào danh sách hàng hóa chịu thuế TTĐB với lý do mặt hàng này chứa đường và do vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Văn bản góp ý của Bộ Công Thương chỉ rõ với quan điểm này, không chỉ nước ngọt mà còn nhiều sản phẩm chứa đường cũng cần phải quản lý. Tuy nhiên, khi đưa danh mục sản phẩm tại dự thảo luật, Bộ Tài chính đã liệt kê các sản phẩm được coi là nước ngọt mà không thống nhất với lý do đưa ra ban đầu. Cụ thể, coi trà, cà phê (loại không đường) là nước ngọt và loại trừ nước trái cây, nước rau quả (loại chứa đường), sữa ra khỏi nước ngọt. "Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính giải trình rõ hơn sự cần thiết đưa nước ngọt vào hàng hóa tính thuế TTĐB cũng như lý do cần thiết để hạn chế mặt hàng này" - Bộ Công Thương đề xuất.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để có căn cứ thuyết phục, cần nghiên cứu và đưa ra đánh giá cụ thể về tác động tới sức khỏe của người tiêu dùng ở nước ta với sản lượng, mức tiêu thụ nước ngọt bình quân/người hiện nay. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách nhà nước và các yếu tố khác như lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu nhất là nguyên liệu chè, cà phê, mía đường...

Bù đắp ngân sách?

Theo tính toán, việc áp dụng mức thuế suất 10% từ năm 2019 với mặt hàng đồ uống có đường (trừ sữa) sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 5.005 tỉ đồng.

Với ý nghĩa đóng góp vào ngân sách thông qua thu thuế nước ngọt, ông Việt cho rằng mặt hàng này ở Việt Nam có sức tiêu thụ thấp, dưới 20% tổng số các loại đồ uống. Như thế, có đánh thuế cũng không thu được bao nhiêu. Trong khi đó, nếu đánh thuế thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, giá cả biến động, người dân phải mua hàng với giá đắt hơn… Đặc biệt, ông Việt cũng chỉ ra các nước có quy mô sản xuất lớn ở gần Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… không đánh thuế TTĐB mà Việt Nam đánh thuế tức là nhận phần bất lợi về phía mình. "Góp ý điều này không có nghĩa là chúng tôi phản ứng một cách cực đoan nhưng nên nghiên cứu kỹ đánh thuế thời điểm nào, đánh thế nào cho hiệu quả cả về sức khỏe, mục tiêu thu ngân sách" - ông Việt nói.

Theo chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long, sắc thuế này có thể làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp (DN). Khi đó, phần thu về từ thuế TTĐB sẽ không bù đắp được phần hụt thu từ thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân khi DN bị tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh.

Ngoài ra, theo TS Long, cơ sở để tính toán và áp dụng mức thuế suất 10% cũng chưa rõ ràng. Mục tiêu được ban soạn thảo đặt ra là điều tiết tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe của người dân khỏi những tác động tiêu cực khi lạm dụng đồ uống có đường. Do đó, phương pháp đánh thuế cần phải dựa vào lượng đường trong sản phẩm. Hầu hết các nước ban hành thuế đối với nước giải khát có đường đều áp dụng cách đánh thuế theo lượng đường. "Phương án theo tỉ lệ phần trăm giá bán không tạo động lực cho các nhà sản xuất trong việc giảm lượng đường trong sản phẩm" - ông Long chỉ rõ.

Theo Thùy Dương/ NLĐ

  • Từ khóa

Đề nghị xử lý nghiêm buôn lậu, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng

Đó là đề nghị của Ngân hàng Nhà nước trong văn bản vừa gửi Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại kinh doanh...
14:45 - 16/04/2024
14 lượt xem

Rút ngắn thời gian quay đầu máy bay để phục vụ 30/4, 1/5

Thời gian quay đầu máy bay (ground time) sẽ được rút ngắn để đảm bảo phục vụ dịp 30/4-1/5 trong hoàn cảnh thiếu hụt máy bay.
11:15 - 16/04/2024
116 lượt xem

CEO Apple Tim Cook mang gì đến Việt Nam?

Làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay 16-4, dự kiến CEO Tim Cook sẽ đưa ra các đề xuất liên quan đầu tư của Apple tại Việt Nam.
09:22 - 16/04/2024
150 lượt xem

Thiếu máy bay dịp lễ 30-4, các hãng hàng không khắc phục cách nào?

Trước tình trạng thiếu máy bay, các hãng hàng không Việt Nam khắc phục bằng việc thuê ướt các máy bay trong giai đoạn ngắn hạn; kéo dài thời gian khai...
09:20 - 16/04/2024
157 lượt xem

Vàng miếng tiếp tục lập đỉnh kỷ lục mới 85,5 triệu đồng/lượng

Trong phiên 15/4, vàng miếng SJC có thời điểm được các doanh nghiệp bán ra ở vùng giá 85,5 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Vàng nhẫn neo...
08:23 - 16/04/2024
175 lượt xem