4
/
75507
Mô hình tưới tiết kiệm cây có múi sau xử lý biogas
mo-hinh-tuoi-tiet-kiem-cay-co-mui-sau-xu-ly-biogas
news

Mô hình tưới tiết kiệm cây có múi sau xử lý biogas

Thứ 6, 28/06/2019 | 08:52:42
3,725 lượt xem

BGTV- Công trình khí sinh học biogas quy mô chăn nuôi nông hộ trong những năm qua đã giúp giảm thiều tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Song do chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, tăng đàn nên công trình này bộc lộ hạn chế, không khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Và mô hình tưới tiết kiệm cây có múi sau xử lý biogas của Ban quản lý dự án nông nghiệp các bon thấp đã giải quyết được vấn đề tồn tại này.

Hầm khí biogas và những hạn chế 

Bắc Giang là tỉnh có lĩnh vực chăn nuôi lợn phát triển cả về tổng đàn và số trang trại chăn nuôi quy mô lớn.Tính đến nay toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng hơn 1,2 triệu con lợn, với vài trăm trang trang trại, quy mô từ 500 đến 3.000 con lợn. Theo thống kê của Ban quản lý dự án nông nghiệp các bon thấp, số lượng lợn lớn như này, mỗi ngày thải ra khoảng 2.850 tấn chất thải chăn nuôi. Nguồn chất thải này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Trước thực tế này, những năm qua các hộ chăn nuôi và chủ trang trại đã lựa chọn giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng các công trình khí sinh học biogas. Bước đầu các công trình này đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là quy mô chăn nuôi nông hộ.

Là một trong những hộ sử dụng hầm biogas hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Lăng Văn Chuyển, thôn Đồng Bông, xã Tân Hiệp, Huyện Yên Thế luôn duy trì nuôi từ 80-100 con lợn mỗi năm. Năm 2017, từ nguồn hỗ trợ của dự án là 5 triệu đồng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình anh Chuyển đã đầu tư xây hầm khí biogas gần 20m3. Theo anh Chuyển cho biết: mặc dù khoản đầu tư xây dựng ban đầu có khá lớn, nhưng nếu tính tới hiệu quả lâu dài thì rất ổn. Về kinh tế, mỗi tháng bình quân gia đình anh cũng phải mất từ 250 – 300 nghìn đồng để mua chất đốt, điện tương đương với gần 3 triệu đồng mỗi năm. Mặt khác, chuồng trại luôn sạch sẽ, nên gia súc chóng lớn, ít bệnh tật, môi trường sống trong lành, sức khoẻ mọi người được nâng cao.

Nhờ sử dụng hầm biogas giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí mua chất đốt

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh Bắc Giang có gần 37.500 công trình khí sinh học, trong đó dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Lcasp) đã hỗ trợ xây dựng gần 8.300 công trình cỡ nhỏ và, 9 công trình cỡ vừa từ 50 m3­ trở lên. Theo đánh giá các hầm khí sinh học đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. 

Tuy nhiên việc xây dựng hầm khí biogas vẫn chưa xử lý được triệt để chất thải, bởi các hộ tăng đàn lên hàng trăm con, thậm chí là trang trại với cả nghìn con nên các công trình này không xử lý kịp dẫn đến nước thải và chất thải rắn thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường. 

Giải pháp khắc phục hữu hiệu

Có thể thấy, việc xây dựng hầm khí biogas trong các hộ chăn nuôi đã bước đầu giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi, song hệ thống này bộ lộ những hạn chế, không giải quyết triệt để chất thải khi lượng chăn nuôi trong nông hộ tăng cao. Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường khi Bắc Giang là 1 trong 10 tỉnh có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước?

Trước những tồn tại này, đồng thời tạo sự nối tiếp chương trình hỗ trợ để nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi, 2 năm trở lại đây, Ban quản lý dự án nông nghiệp các bon thấp thấp tỉnh Bắc Giang đã tiếp tục hỗ trợ và hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng các bể xử lý nước thải sau biogas để sử dụng tưới tiết kiệm cho cây ăn quả. 

Xây dựng các bể xử lý nước thải sau biogas đã giải quyết triệt để vấn đề môi trường trong chăn nuôi. 

Với quy mô chăn nuôi khoảng 30 con lợn thịt, năm 2018, gia đình ông Nguyễn Văn Phong – Thôn Yên Tập, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng được Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học biogas, với quy mô bể xử lý hơn 30m3. Sau khi xây dựng xong, toàn bộ lượng phân thải từ chăn nuôi được thu gom vào bể và thông qua hệ thống xử lý đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời tạo điểu kiện cho gia đình có lượng gas đun nấu, tiết kiệm chi phí chất đốt mỗi tháng. Do hệ thống công trình khí sinh học biogas chỉ xử lý được lượng chất thải rắn, không xử lý được nước thải sau biogas. Cho nên để tạo thành quy trình xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi khép kín quy mô nông hộ, Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã hỗ trợ gia đình ông Phong hệ thống tưới tiết kiệm cho cây có múi sử dụng nguồn nước thải sau biogas. Hệ thống này được thiết kế bởi một hệ thống bể chứa, có nhiều ngăn tạo nguồn nước an toàn tưới cho cây trồng. 

Đáng quan tâm là hệ thống tưới tiết kiệm sau xử lý biogas tưới cho cây ăn quả đã khẳng định được hiệu quả và ưu điểm tiết kiệm thời gian, phân bón và tiết kiệm nước góp cây ăn quả sinh trưởng phát triển rất tốt. “ Nếu như trước kia khi tưới bằng vòi gia đình tôi phải mất cả buổi sáng thì đến nay khi sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm do Ban quản lý dự án nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ chỉ mất chưa đấy nửa tiếng, hơn nữa lại không vất vả. Đặc biệt là hệ thống tưới này còn tận dụng được lượng nước thải sau khi qua xử lý biogas nên đây là lượng phân bón rất tốt, giúp gia đình tôi tiết kiệm được 30% chi phí phân bón cho cây ăn quả” – Ông Phong cho biết.

Hệ thống tưới tiết kiệm sau xử lý biogas cho cây cam 

Hệ thống tưới sử dụng nước thải sau biogas là một trong 3 mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi được Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang triển khai. Theo đó, ngoài mô hình trên các hộ chăn nuôi còn sử dụng máy phát điện KSH nhằm tận dụng nguồn khí dư thừa từ hầm biogas và máy ép tách phân để xử lý chất thải rắn. Đây được đánh giá là những phương án tối ưu trong xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Dự án Lcasp tỉnh Bắc Giang cho biết: “với hệ thống này, người nông dân có thể tiết kiệm ngày công, tiết kiệm chi phí phân bón và giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi, hơn nữa lượng nước thải tưới cho cây trồng cơ bản đảm bảo theo quy định”

Đến nay, Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã hỗ trợ khoảng 30 công trình tưới tiết kiệm sử dụng nước thải sau biogas. Có thể thấy, khi chăn nuôi ngày càng phát triển thì sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước, cùng giải pháp triển khai phong phú các hình thức hỗ trợ các hợp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi sẽ giúp người dân giải quyết được bài toán khó về môi trường, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều kinh phí về chất đốt, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo điều kiện để ngành chăn nuôi dần phát triển theo hướng an toàn và bền vững. Quan trọng hơn đó là góp phần giúp các địa phương thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới./.

PV/BGTV


  • Từ khóa

Giá xăng tăng, RON95-3 tiến sát mốc 25.000 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá các mặt hàng xăng dầu, áp dụng từ 15h hôm nay 28-3.
14:55 - 28/03/2024
158 lượt xem

Sân bay Tân Sơn Nhất được tăng tần suất bay cao điểm 30.4 và hè

Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được điều chỉnh lượt cất, hạ cánh nhằm tăng tần suất bay cho các hãng hàng không, đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp...
16:45 - 28/03/2024
70 lượt xem

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
14:12 - 28/03/2024
122 lượt xem

Dân Hàn 'đi chợ online' của Trung Quốc

Hiện nay rất nhiều người tiêu dùng tại xứ sở kim chi đã tìm đến các trang thương mại điện tử của Trung Quốc để mua hàng, một phần vì giá cả hấp dẫn.
11:21 - 28/03/2024
211 lượt xem

Gỡ thẻ vàng IUU: Nỗ lực ở cơ hội cuối

Phái đoàn Ủy ban Châu Âu (EC) dự kiến sẽ đến VN vào tháng 6.2024 để tiến hành đợt kiểm tra thứ năm và xem xét việc gỡ "thẻ vàng" IUU. Có thể nói đây là cơ...
09:59 - 28/03/2024
227 lượt xem