24
/
97216
Trung Quốc: Phát hiện sửng sốt ở khu vực đập Tam Hiệp
trung-quoc-phat-hien-sung-sot-o-khu-vuc-dap-tam-hiep
news

Trung Quốc: Phát hiện sửng sốt ở khu vực đập Tam Hiệp

Thứ 6, 11/09/2020 | 08:45:15
478 lượt xem

Ở khu vực đập Tam Hiệp, thượng nguồn sông Dương Tử, giới khảo cổ Trung Quốc phát hiện hóa thạch 550 triệu năm tuổi.

Hóa thạch có hình dạng chiếc lá được phát hiện ở khu vực Tam Hiệp, thượng nguồn sông Dương Tử. Ảnh: Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, Học viện Khoa học Trung Quốc

Hóa thạch có hình dạng chiếc lá được phát hiện ở khu vực Tam Hiệp, thượng nguồn sông Dương Tử. Ảnh: Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, Học viện Khoa học Trung Quốc

Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khảo cổ học đã xác định được 4 loài sinh vật từ hóa thạch băng giá, từng sống dưới đáy đại dương cách đây 550 triệu năm, từ quần thể sinh vật Shibantan ở khu vực đập Tam Hiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ở thượng nguồn sông Dương Tử.

Các hóa thạch có hình dạng "chiếc lá" thực sự là động vật thời kỳ đầu. Bốn loài cổ sinh, hiện đã tuyệt chủng, có chiều dài cơ thể khoảng 10 cm. Những chiếc "lá" cổ thụ này có những mút tròn ở đáy bám vào đáy biển, trong khi "thân" và "lá" đứng thẳng trên biển. Chúng thường lắc lư theo làn nước dưới biển. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng chúng kiếm ăn bằng cách hấp thụ các hạt nhỏ chất hữu cơ từ nước biển khi chúng lắc lư.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các sinh vật kỷ Ediacara là sinh vật nhân chuẩn thân mềm, vĩ mô, phát triển thịnh vượng vào cuối kỷ Ediacara. Chúng tạo thành quần thể sinh vật hóa thạch vĩ mô độc nhất vào trước sự bùng nổ kỷ Cambri, đây là một bước ngoặt trong sự tiến hóa của các sinh vật vĩ mô ban đầu.

Bùng nổ kỷ Cambri là sự xuất hiện một cách tương đối nhanh chóng hầu hết các giới động vật chính được ghi nhận lại từ các hóa thạch vào khoảng 542 triệu năm trước trong kỷ Cambri. Sự kiện này đi cùng với các sự đa dạng chính của các sinh vật khác.

Nghiên cứu về hóa thạch băng giá được thực hiện bởi nghiên cứu sinh tiến sĩ Wang Xiaopeng, phó giáo sư Pang Ke và giáo sư Chen Zhe từ Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cùng giáo sư Xiao Shuhai từ Virginia Tech ở Mỹ.

Khoảng 550 triệu năm trước, những "chiếc lá" dưới đáy biển này là một nhóm sinh vật đặc biệt lớn và phổ biến. Nhưng cho đến ngày nay, người ta biết rất ít về các đặc tính sinh học của chúng. Chúng có trước cái được gọi là sự bùng nổ kỷ Cambri.

Làm sáng tỏ bí ẩn về những chiếc "lá" cổ đại dưới đáy biển này có thể cung cấp manh mối quan trọng về sự tiến hóa của sự sống sơ khai, phó giáo sư Pang nói với Tân Hoa xã.

Bài báo về nghiên cứu của giới khảo cổ đã được xuất bản trên Tạp chí Cổ sinh vật học.

Theo Khánh Minh/Lao động

https://laodong.vn/the-gioi/trung-quoc-phat-hien-sung-sot-o-khu-vuc-dap-tam-hiep-835119.ldo

  • Từ khóa

Israel tấn công tên lửa vào Iran

Hãng tin ABC News dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, tối 18/4 (giờ địa phương), các tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
11:29 - 19/04/2024
68 lượt xem

Iran cảnh báo hạt nhân, kêu gọi Israel dừng phiêu lưu quân sự

Iran cảnh báo đáp trả quyết liệt hành động quân sự của Israel tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 18/4.
09:15 - 19/04/2024
112 lượt xem

Nguy cơ leo thang quân sự Israel - Iran

Bất chấp nhiều nỗ lực xoa dịu từ phương Tây, Israel dường như không từ bỏ ý định đáp trả quân sự nhằm vào Iran và Tehran đã có hành động phòng ngừa rủi...
06:56 - 19/04/2024
204 lượt xem

Tăng vọt loại hộ gia đình đặc biệt ở Hàn Quốc

Trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số nhanh chóng và ngày càng nhiều người trẻ trì hoãn kết hôn, tỉ lệ hộ gia đình chỉ có một người ở Hàn Quốc đã tăng lên...
21:45 - 18/04/2024
397 lượt xem

Philippines phản pháo Trung Quốc, nói có quyền tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật

Philippines cho rằng việc tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản là sự lựa chọn có chủ quyền, đáp lại bình luận của phía Trung Quốc chỉ trích cuộc họp ba...
16:52 - 18/04/2024
487 lượt xem