11
/
72298
Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng
giao-vien-my-duc-song-mon-voi-muc-luong-1-2-trieu-dong-thang
news

Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng

Thứ 6, 12/04/2019 | 08:20:18
1,520 lượt xem

Nhiều giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức vẫn đang “sống mòn” với mức lương “kịch trần” là hơn 1,2 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH.

Những ngày đầu tháng 4, giai đoạn tăng tốc của các trường học để chuẩn bị cho tháng 5 “về đích” thì hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức (Hà Nội) lại không thể tập trung cho việc giảng dạy. Bởi, theo thông báo, sau kỳ thi viên chức ngành giáo dục lần này, những giáo viên không tham gia thi hoặc thi trượt sẽ bị chấm dứt hợp đồng

Hơn thế, ngay sau khi có thông báo này, các giáo viên tiếp tục được phát đến tận tay bảm cam kết rằng sẽ tự nguyện chấm dứt hợp đồng nếu thi không đỗ. Giáo viên buộc phải ký vào bản cam kết mới được đăng ký dự thi viên chức lần này.

Các giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức gọi đây là “cuộc chiến sinh tử”. Khi cả huyện có khoảng hơn 300 giáo viên hợp đồng, chưa kể, kỳ thi này không yêu cầu bằng cấp, hay đối tượng dự thi phải có hộ khẩu ở Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có lượng lớn giáo viên từ các địa phương khác về thi tuyển.

giao vien my duc song mon voi muc luong 1,2 trieu, hop dong 3 thang hinh 1

Hàng trăm giáo viên huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng với mức lương hơn 1 triệu/tháng.

Trong khi đó, chỉ tiêu chuyển viên chức của huyện chỉ có hơn 100 giáo viên. Như vậy, sẽ có khoảng hơn 200 giáo viên đang giảng dạy tại địa phương có nguy cơ mất việc.

“Chúng tôi không ngờ sau hàng chục năm cống hiến với nghề, đến giờ lại bị đối xử như vậy. Đây hoàn toàn là cưỡng ép, chứ đâu có ai tự nguyện”, cô Nguyễn Thị Phương Anh, giáo viên huyện Mỹ Đức nói.

11 năm chỉ là giáo viên hợp đồng 3 tháng

Tâm sự về nghề, chị Nguyễn Thị Phương Anh nói, với chị, nghề giáo như nghiệp, là một điều gì đó đặc biệt, chẳng biết tại sao bản thân chị lại cố gắng bằng được để trở thành cô giáo. Chỉ biết, từ khi nhận thức về nghề nghiệp, thì nghề đầu tiên chị nghĩ đến là nghề giáo.

Sau khi tốt nghiệp, chị về quê hương công tác với mong muốn cống hiến cho quê hương. Nhưng “đời không như là mơ’, con đường để theo đuổi ước mơ và đam mê của các cô giáo cũng lắm chông gai. Mà chông gai lớn nhất là lương không đủ sống.

giao vien my duc song mon voi muc luong 1,2 trieu, hop dong 3 thang hinh 2

11 năm, mỗi ngày chị Phương Anh đều phải đi 15km đến trường, mức lương nhận về cao nhất đến thời điểm này là 1.210.000 đồng/tháng.

Tính đến nay, chị Phương Anh đã có 11 năm công tác trong ngành giáo dục, nhưng cũng giống như hàng trăm giáo viên hợp đồng khác của huyện Mỹ Đức, đến nay chị chỉ được ký hợp đồng... 3 tháng với mức lương tối thiểu.

“Nhiều huyện thị khác của Hà Nội, giáo viên đã được ký hợp đồng dài hạn, hoặc chí ít cũng là hợp đồng năm 1, nhưng riêng huyện Mỹ Đức, giáo viên chúng tôi chỉ được ký bản hợp đồng 3 tháng”.

Theo đó, hết hợp đồng, huyện sẽ tự động gia hạn. Từ năm 2008 đến nay, chị Phương Anh cũng chỉ duy nhất một lần được cầm tờ quyết định.

Nói thêm về vấn đề này, chị Phương Anh cho biết: “Ngoài mức lương tối thiểu, thì chúng tôi không nhận được thêm bất kỳ chế độ nào khác, không được đóng bảo hiểm. Nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể, giáo viên chúng tôi cũng phải tự bỏ tiền túi ra mua, nhà trường không có bất cứ sự hỗ trợ nào”.

Theo khoản 1 Điều 124 Luật BHXH năm 2014, đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này là người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc kể từ ngày 1/1/2018.

“Năm 2008, tôi được nhận 450.000 đồng/tháng, sau đó là 730.000 đồng, 830.000 đồng và đến giờ là 1210.000 đồng/tháng. Dù mức lương tối thiểu vùng đã tăng, nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được phần tăng thêm”, chị Phương Anh cho biết.

Nữ giáo viên tâm sự, bao năm nay, ngày nào chị cũng đi xe máy hơn 15km đến trường, mức lương chẳng đủ tiền xăng xe, câu chuyện làm thế nào để sống được bằng lương là điều chị thường được hỏi.

“Họ sống được, thì tôi cũng phải thế. Hàng trăm giáo viên Mỹ Đức cũng thế. Cuộc sống cũng có rất nhiều khó khăn. Nhiều khi tiền xăng xe còn chẳng đủ, chứ đừng nói là kiếm tiền nuôi con. Cuộc sống gia đình phụ thuộc phần lớn vào thu nhập của chồng tôi làm công nhân dệt”, chị Phương Anh kể.

“Nhìn vợ vừa sinh mổ, bị nhiễm trùng, con nhỏ nằm viện liên miên, nhưng lại phải đi làm chỉ sau 3 tháng khi sức khỏe chưa hồi phục hẳn, chồng tôi xót xa, đã không ít lần bắt vợ nghỉ việc, động viên có, ép có. Nhưng nghĩ đến chuyện bao năm qua đã công hiến trong ngành, tôi cũng muốn cố gắng.

Đến giờ thì chồng tôi cũng chịu thua. Nhưng khi nhận được thông báo về kỳ thi tuyển lần này, tôi thấy nản hẳn. Tôi vẫn chưa làm hồ sơ thi”, chị Phương Anh ngậm ngùi.

Để trang trải cho cuộc sống, ngoài thời gian đi dạy trên lớp, chị Phương Anh còn  phải bán hàng quan mạng để kiếm thêm thu nhập.

Nói về cuộc sống của giáo viên hợp đồng, chị Phương Anh tâm sự, dù cùng làm việc, cùng cống hiến nhưng chế độ đãi ngộ với giáo viên hợp đồng khác hẳn. “Nhiều khi nghĩ cũng tủi thân. Nếu như giáo viên trong biên chế được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, thì giáo viên hợp đồng chỉ được nghỉ 3 tháng”.

Nếu có làm tốt cũng chỉ đến thế

Giống như chị Phương Anh, hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, giáo viên hợp đồng cấp 1 tại huyện Mỹ Đức cũng chỉ nhận được mức lương hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Con nhỏ, chi tiêu tốn kém, nhưng vấn đề kinh tế gia đình chị đều dồn cả vào chồng.

Vất vả là thế, nhưng bao năm qua, giáo viên hợp đồng cũng không được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ, động viên nào khác ngoài mức lương tối thiểu.

“Ngần ấy năm chúng tôi vẫn là hợp đồng 3 tháng, không có BHXH trong khi luật quy định rõ lao động ký hợp đồng từ 1 tháng trở lên được tham gia BHXH. Cuối năm, khi các giáo viên khác được lao động tiên tiến, thì dù chúng tôi ngay cả khi có  học sinh đạt giải cấp thành phố, vẫn chỉ được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ”, chị Hà cho biết.

Giống như hàng trăm giáo viên hợp đồng khác, câu hỏi và cô giáo Hà và cô Phương Anh đặt ra là hàng chục năm nay, họ chỉ được ký hợp đồng  3 tháng, không được đóng BHXH liệu có đúng với quy định? Khi Luật Lao động hiện hành quy định từ 1/1/2018, lao động trên 1 tháng đều được đóng BHXH theo quy định.

Hơn nữa, sau hàng chục năm cống hiến, nếu không thi đỗ, liệu những giáo viên này sẽ đi đâu về đâu, có cơ chế nào đặc biệt cho họ?/.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
83 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
192 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
245 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
300 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
817 lượt xem