240
/
66582
Từ vụ nữ sinh ném con ở Linh Đàm: “Giáo dục giới tính – xin đừng thờ ơ!”
tu-vu-nu-sinh-nem-con-o-linh-dam-giao-duc-gioi-tinh-xin-dung-tho-o
news

Từ vụ nữ sinh ném con ở Linh Đàm: “Giáo dục giới tính – xin đừng thờ ơ!”

Thứ 4, 24/10/2018 | 08:05:51
670 lượt xem

Không có lời bào chữa nào cho hành động ném con của nữ sinh ở chung cư Linh Đàm (Hà Nội), nhưng theo chuyên gia tâm lý, những câu chuyện đau lòng xảy ra có trách nhiệm của người lớn. Một thời gian dài chúng ta đã bỏ quên, né tránh việc giáo dục giới tính trong gia đình và nhà trường.

Các tiết học giáo dục giới tính về đặc tính sinh lý của nam và nữ, phòng tránh thai... được các quốc gia trên thế giới đưa vào chương trình giảng dạy từ rất sớm.

Các tiết học giáo dục giới tính về đặc tính sinh lý của nam và nữ, phòng tránh thai... được các quốc gia trên thế giới đưa vào chương trình giảng dạy từ rất sớm.

Con chưa nói, bố mẹ đã "đe"!

Trong câu chuyện nữ sinh một trường đại học ở Hà Nội có hành động ném con đang gây phẫn nộ dư luận, nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao nữ sinh có thai, đến ngày sinh nở mà gia đình, bạn bè, nhà trường đều không hay biết?

Với nhiều năm làm công tác nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, sinh viên, TS Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) không bất ngờ trước hành động giấu giếm người thân khi mang thai ngoài ý muốn của bạn trẻ này.

“Có một thực tế hiện nay là nhiều gia đình chưa sát sao đến những thay đổi tâm sinh lý của con cái. Không có thói quen chia sẻ, khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa cách.

Xa cách ở đây là về mặt cảm xúc. Nhiều bạn học sinh, sinh viên tâm sự với tôi rằng, các em chỉ nói chuyện được với bố mẹ có 3 câu là cãi nhau rồi.

Có em bị quấy rối, hay bị xâm hại nhưng không dám chia sẻ với bố mẹ. Lý do là chưa nói hết câu đã bị đe nẹt, hoặc sợ bố mẹ làm um lên khiến em bị xấu hổ" - TS Nam chia sẻ.

  TS Trần Thành Nam.

Cũng theo chuyên gia tâm lý này, hiện độ tuổi dậy thì và tò mò muốn được trải nghiệm tình dục ở trẻ ngày càng sớm. Trong khi bố mẹ vẫn giữ những quan niệm cũ, coi chuyện tình dục là vấn đề nhạy cảm.

Phản ứng khi biết con yêu sớm của phần đông các bậc cha mẹ hiện nay là: Ra sức ngăn cấm. Nhưng “càng cấm” chúng càng yêu. Và khi con yêu lén lút, cha mẹ mất tầm kiểm soát.

"Cần vẽ đường cho hươu chạy đúng"

Cách đây vài tháng, một nữ sinh lớp 11 ở Nghệ An đã chọn cách tự tử khi bị lộ clip hôn bạn trai trong lớp. Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc học sinh, sinh viên có suy nghĩ tiêu cực khi bị vướng các sự cố liên quan đến tình yêu, tình dục khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Theo TS Trần Thành Nam, để hạn chế những câu chuyện đau lòng này, gia đình, nhà trường đừng thờ ơ và né tránh việc giáo dục giới tính cho trẻ.

Tuy nhiên, có một thực tế nhiều bậc cha mẹ thừa nhận là không biết giáo dục giới tính cho con thế nào và bắt đầu từ đâu để không “vẽ đường cho hươu chạy”. 

Ngay cả việc nên đưa giáo dục giới tính vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh từ lớp mấy cũng còn nhiều quan điểm trái chiều.

 Một tiết học giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo ở Anh. Ảnh: The Guardian

Theo ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, ở nước ta hiện nay khái niệm giáo dục giới tính và giáo dục tình dục chưa được hiểu thấu đáo, thậm chí có sự nhầm lẫn, khiến nhiều người có suy nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm.

Ông cho rằng, ngay ở độ tuổi mầm non, trẻ cần được giáo dục giới tính, như không cho người lạ động chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể.

Học sinh lớp 2, lớp 3 cần được biết về dậy thì, cơ thể phát triển ra sao. Khi con lên lớp 4, lớp 5, trẻ cần được giáo dục về tình dục, như quan hệ tình dục khi còn là trẻ em thì hậu quả sẽ ra sao, dạy trẻ biết cách phòng tránh thai.

Còn theo TS Trần Thành Nam, hiện nay có rất nhiều sách khoa học về giới tính, cha mẹ có thể chọn mua, đặt trong nhà để con tìm hiểu.

Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần có cái nhìn bao dung, kỷ luật theo hướng tích cực khi trẻ mắc lỗi. Chỉ khi cha mẹ kiên nhẫn, lắng nghe con nhiều hơn, thì khi gặp vấn đề trong cuộc sống, con cái sẽ chọn cách chia sẻ, thay vì nghĩ đến những cách xử lý tiêu cực.

Theo Đặng Chung/Lao động

  • Từ khóa

Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ chìm thuyền làm 4 người mất tích ở Quảng Ninh

Sự cố chìm thuyền xảy ra trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, khiến 4 người mất tích. Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân sự cố này và xử...
19:01 - 25/04/2024
202 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
259 lượt xem

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô dưới gầm cầu cạn

Trước tình trạng số lượng ô tô gia tăng nhanh chóng, ngành giao thông Hà Nội kiến nghị tiếp tục cho phép thành phố sử dụng vỉa hè, lòng đường, gầm cầu cạn...
15:53 - 25/04/2024
253 lượt xem

89% hành khách dùng buýt điện là người đi làm

Xe buýt thông thường tỉ lệ người đi làm sử dụng chiếm khoảng 25-30%, riêng đối với buýt điện tỉ lệ người đi làm chiếm 89%, gấp 3 lần xe buýt thường.
15:36 - 25/04/2024
305 lượt xem

Tin nổi không: Sân bay Tân Sơn Nhất ước giảm hàng vạn khách dịp cao điểm lễ

Dù Chính phủ đã kéo dài thời gian nghỉ lễ 30.4 - 1.5 cho người dân tới 5 ngày, song giá vé máy bay quá cao cùng số lượng máy bay của các hãng giảm mạnh là...
15:07 - 25/04/2024
303 lượt xem