240
/
65360
Việt Nam có thể tiêu thụ hơn 3.000 tấn các chất làm giảm tầng ozone
viet-nam-co-the-tieu-thu-hon-3-000-tan-cac-chat-lam-giam-tang-ozone
news

Việt Nam có thể tiêu thụ hơn 3.000 tấn các chất làm giảm tầng ozone

Thứ 2, 17/09/2018 | 16:33:37
757 lượt xem

Tiến sỹ Lê Hoàng Lan, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường, cho biết nếu không tham gia phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali của Nghị định Montreal, đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 3.000 tấn các chất hydrofluorocarbon (HFC) và đến năm 2030, lượng HFC cần thiết cho tiêu thụ trong nước là hơn 5.000 tấn.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: imperial.ac.uk)

Thông tin trên được bà Lan đưa ra trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone (16/9) năm 2018, với thông điệp “Giữ cho hành tinh luôn mát lành, nỗ lực bảo vệ tầng ozone và khí hậu của chúng ta,” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Chia sẻ rõ hơn về tác động trong trường hợp không phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali về kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, bà Lan nhấn mạnh, HFC là khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nếu không được kiểm soát sẽ góp phần làm bầu khí quyển nóng lên.

Do đó, trường hợp không tham gia phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali, đến năm 2020, Việt Nam sẽ đóng góp vào phát thải khí nhà kính từ sử dụng HFC là khoảng hơn 4,6 triệu tấn CO2 tương đương; đến năm 2030 là khoảng gần 7,7 triệu tấn CO2 tương đương.

Theo đó, Việt Nam sẽ không thể mua bán các chất HFC với các nước đã phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali từ ngày 1/1/2033 do Nghị định thư Montreal cấm buôn bán với các nước không phê chuẩn.

“Nếu hầu hết các nước sản xuất hóa chất phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali, thì ngành công nghiệp sử dụng HFC của Việt Nam sẽ bị tổn hại nặng nề do nguồn cung bị cắt vào năm 2033,” bà Lân nói thêm.

[55% doanh nghiệp sẵn sàng chọn công nghệ giảm phát thải khí nhà kính]

Ngược lại, theo bà Lan, nếu tham gia phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình loại trừ các chất HFC, ngưng mức tiêu thụ vào năm 2024 và bắt đầu loại trừ dần các chất HFC từ năm 2029, giảm dần đến năm 2045 còn 20% mức tiêu thụ cơ sở.

Theo lộ trình này, đến năm 2045, Việt Nam sẽ loại trừ được 80% lượng sử dụng các chất HFC, tương đương sẽ đóng góp giảm hơn 6,1 triệu tấn CO2 tương đương.

Đặc biệt, việc sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam do tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm chi phí; đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước phát triển.

Tuy nhiên, bà Lan cũng lưu ý, việc thay thế môi chất lạnh mới cần số tiền đầu tư rất lớn để chuyển đổi sang công nghệ mới, và chi phí đào tạo nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng; có thể dẫn đến hiện tượng nhập lậu, buôn bán hàng giả hàng nhái vì lợi nhuận, gây thất thu ngân sách và ảnh hưởng đến kinh tế chung.

[‘Việt Nam đang đối mặt thách thức mới về hiệu ứng khí nhà kính cao’]

“Ngoài ra, giá thành cao của sản phẩm sử dụng môi chất lạnh thay thế HFC sẽ tác động đến giá cả tiêu dùng; lo ngại về an toàn cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc so sử dụng các môi chất lạnh thay thế..,” bà Lan nhấn mạnh.

Từ thực tế nêu trên, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường khuyến nghị khi phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali, cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện như: Cơ chế tài chính kết hợp với khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm; cơ chế về giá đối với công nghệ sử dụng chất thay thế cho HFC.

Đặc biệt là kiểm soát và ngăn chặn khi thẩm định cấp phép nhập khẩu thiết bị và công nghệ HCFC/HFC cũ từ các nước phát triển. Đồng thời mở rộng tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin và hợp tác kỹ thuật giữa các chương trình biến đổi khí hậu và chương trình bảo vệ tầng ozone../.

Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từ tháng 1/1994, đồng thời đã cam kết tuân thủ các quy định của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.

Là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone theo lộ trình Nghị định thư quy định (bao gồm CFC, Halon, CTC, HCFC (hydrochlorofluorocarbon) và Methyl Bromide-được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp...).

Thực hiện đúng lộ trình của Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp từ ngày 1/1/2015, qua đó đáp ứng nghĩa vụ loại trừ 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở. Riêng đối với chất Methyl Bromide đã được cấm sử dụng cho các ứng dụng ngoài mục đích kiểm dịch hàng xuất khẩu ở Việt Nam kể từ ngày 1/1/2015.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

  • Từ khóa

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ dừng ở ga Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ là ga nội đô

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ được di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường...
15:49 - 29/03/2024
58 lượt xem

Chế tài chưa đủ mạnh, người lao động còn thiệt thòi

Việc doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động không chỉ ảnh hưởng quyền lợi của người lao động mà còn làm giảm nghiêm trọng hiệu...
13:44 - 29/03/2024
119 lượt xem

Xảy ra mưa đá và lốc xoáy nhiều nơi ở Nghệ An

Mưa đá và lốc xoáy xảy ra trên diện rộng ở nhiều địa phương Nghệ An chiều tối 28-3, trong đó có một số trường học bị ảnh hưởng.
11:22 - 29/03/2024
177 lượt xem

Chi chít lối mở tự phát "chết người" trên quốc lộ 1.700 tỷ đồng

Đường quốc lộ 1 đoạn tránh TP Ninh Bình đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng chưa thể bàn giao, do người dân liên tục phá dỡ bó vỉa mở đường ngang qua giải...
10:17 - 29/03/2024
193 lượt xem

Trình Quốc hội cho đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trị giá hơn 25.000 tỉ đồng

Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài 128,8 km, quy mô 4 làn xe đầy đủ, tổng...
08:59 - 29/03/2024
236 lượt xem