240
/
58572
Cần thay đổi nhận thức “đốt vàng mã”
can-thay-doi-nhan-thuc-dot-vang-ma
news

Cần thay đổi nhận thức “đốt vàng mã”

Thứ 2, 05/03/2018 | 15:12:21
1,501 lượt xem

BGTV- Xuất phát từ quan điểm “trần sao âm vậy”, tục đốt vàng mã tại Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên hiện nay, sự thiếu hiểu biết, không đủ và đúng của nhiều người đã khiến phong tục này ngày càng biến tướng, trở thành nỗi lo với các cấp quản lý, không ít tai nạn, hỏa hoạn đã xảy ra, gây lãng phí và tác động tiêu cực đến môi trường.

Người dân nên có nhận thức đúng về tục đốt vàng mã, tránh lãng phí

Theo tinh thần của Phật giáo, chùa chiền không có tục đốt tiền vàng mã, bởi đạo Phật là hướng con người tới việc thiện, tu nhân tích đức, sống thanh thản, bỏ qua mọi tham sân si trong cuộc sống. Tục đốt vàng mã ở Việt Nam đã có từ lâu đời nên trở thành nét văn hóa, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển của nền kinh tế đã và đang bị lạm dụng trở nên lệch lạc.

Ông Nguyễn Văn Tr (Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang), chủ sản xuất và buôn bán vàng mã cho biết: Đầu năm, người dân đi cúng lễ đền chùa rất đông, nhiều gia đình còn làm lễ giải hạn, tạ đất… nên sức mua tăng cao. Tiêu thụ mạnh trong dịp này chủ yếu là tiền vàng, quần áo, mũ, ngựa, hình nhân thế mạng, 3 người trong nhà phải làm cả ngày lẫn đêm mới đủ giao hàng cho khách, vừa rồi cũng có khách đặt gần 5 triệu tiền vàng mã để cúng giải hạn”.

Hiện nay, đồ vàng mã không còn đơn thuần là những bộ quần áo, tiền vàng, mũ, ngựa... mà gồm rất nhiều thứ “hiện đại” với kích thước ngày càng lớn như nhà tầng, ô tô, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, xe máy, thậm chí cả “smartphone” hay trang sức, mỹ phẩm bằng “giấy”. Bên cạnh đó, dịp đầu năm khi người dân lễ cầu may mắn, giải hạn tại các phủ, đền...vô hình chung đã khiến đốt vàng mã trở thành một trào lưu ngày càng “nở rộ” với những loại vàng mã cầu kỳ, kích thước lớn. Do đó việc từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ những hoạt động tín ngưỡng biến tướng thành mê tín dị đoan, trong đó có việc đốt vàng mã tùy tiện là điều cần thiết và nên làm.

Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành Công văn số 31 đề nghị, loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đề nghị trên nhanh chóng trở thành đề tài gây tranh luận, bởi nó được ban hành vào đúng thời điểm mùa lễ hội. Tuy nhiên với nhiều người dân, có cả những người tìm hiểu sâu về tín ngưỡng cũng đồng tình với quan điểm “hạn chế và loại bỏ dần” tục đốt vàng mã để thực hiện nếp sống văn minh ngay tại gia đình và cả những nơi linh thiêng như đền, chùa...

Bà Nguyễn Thị Mùi ( khu Lê Hồng Phong – TT Chũ) làm công quả tại nhiều đền, chùa đều được các nhà sư giảng đạo, khuyến khích không đốt vàng mã tại chùa và gia đình nên từ lâu bà và gia đình các con đều đã đã thực hiện bỏ việc này. Tại gia đình, ngày rằm mùng một, bà Mùi chỉ thắp hương và làm lễ đơn giản. Khi đến đền chùa cũng không đốt hương, đặt tiền lẻ mà chỉ khấn vái, công đức với tấm lòng thành và đức tin của mình. Bà Mùi chia sẻ: “Theo tôi, việc hạn chế và loại bỏ đốt vàng mã một cách cuồng tín, tùy tiện là cần thiết, không chỉ hướng con người ta đến lối sống tích cực, thực tế mà còn thể hiện sự tôn kính những nơi tôn nghiêm, nhiều nơi đốt vàng mã khiến ai ai cũng chạy theo, khiến đền chùa nhốn nháo, xô bồ... nhiều người đi đền, chùa dùng rất nhiều vàng mã đủ loại, cái nào cũng làm rất to, cầu kỳ, lúc lễ xong phải mất cả tiếng mới đốt hết, việc làm này thực sự rất lãng phí và sai lệch với tinh thần của Phật giáo”.

Tục đốt vàng mã đã “ăn sâu bén rễ” vào tâm thức người dân từ rất lâu nên việc từ bỏ không thể trong một sớm một chiều, tuy nhiên để phong tục gắn với đời sống văn minh hiện đại cũng không phải là điều “bất khả thi”. Người dân nên nhận thức đúng và đủ về tục “đốt vàng mã” để có cách hành xử đúng mực. Thay vì đốt vàng mã vô tội vạ vì cuồng tín, ganh đua, người dân chỉ nên tâm thành lễ bái, đơn giản hóa hình thức lễ vật, không đặt tiền lẻ tại các ban thờ, di tích, không đốt nhiều hương, dâng cúng nhiều vật phẩm… từ đó tạo thành nếp văn hóa văn minh, tôn nghiêm chốn thờ tự, để đền, chùa thật sự là nơi linh thiêng để mọi người khi đến tĩnh tâm, chiêm nghiệm những điều hay, và  sống tích cực, ý nghĩa hơn chứ không phải biến những nơi đó trở thành nơi “xin van hối lộ” thần phật để cầu danh lợi cho bản thân và gia đình mình.

Minh Anh

Dân hiến đất, chính quyền chi 100 tỷ đồng làm kè ngăn sạt lở sông Thạch Hãn

Dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị) có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. Người dân và các địa phương vùng dự án tự nguyện giải phóng...
14:48 - 28/03/2024
38 lượt xem

Yên Bái: Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.
12:10 - 28/03/2024
133 lượt xem

Cà Mau chi 10 tỉ hỗ trợ người dân có nước ngọt sử dụng

Trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra nhiều nơi, tỉnh Cà Mau đã thống nhất sử dụng 10 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách để hỗ trợ người dân mua...
10:53 - 28/03/2024
137 lượt xem

Lại xảy ra tai nạn giao thông chết người trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Rạng sáng nay (28.3) lại xảy ra một vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến tài xế xe tải tử vong tại chỗ.
08:59 - 28/03/2024
195 lượt xem

Nắng nóng ở Nam Bộ giảm nhẹ trong 2 ngày

Trong 24 giờ tới, nhiệt độ cao nhất ngày khu vực Nam Bộ có xu hướng giảm nhẹ, Đông Nam Bộ vẫn có nắng nóng diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 35-37 độ...
06:27 - 28/03/2024
234 lượt xem