24
/
72321
Vì sao Tổng thống Sudan Bashir bị quân đội lật đổ?
vi-sao-tong-thong-sudan-bashir-bi-quan-doi-lat-do
news

Vì sao Tổng thống Sudan Bashir bị quân đội lật đổ?

Thứ 6, 12/04/2019 | 17:08:06
691 lượt xem

Tổng thống Omar al-Bashir, người lãnh đạo Sudan hơn 30 năm qua, vừa bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do quân đội nước này tiến hành.

Quân đội Sudan ngày 11/4 đã phế truất Tổng thống Omar al-Bashir trong một cuộc đảo chính sau làn sóng biểu tình rầm rộ trên toàn quốc kéo dài nhiều tháng qua do kinh tế suy yếu và giá lương thực, thuốc men, nhiên liệu gia tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Awad Ibnouf cho biết, quân đội đã lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir và ông hiện bị giam tại "một nơi an toàn". Có nguồn tin nói rằng Bashir đang bị cấm túc tại nhà và các vệ sĩ của ông đã bị loại bỏ.

Tổng thống Sudan Omar al-Bashir. Ảnh: Reuters.

Omar al-Bashir là ai?

Omar al-Bashir, 75 tuổi, trở thành Tổng thống Sudan sau cuộc đảo chính do người Hồi giáo hậu thuẫn năm 1989 và là một trong những Tổng thống cầm quyền lâu nhất tại quốc gia này. Hiện ông bị Tòa án hình sự quốc tế phát lệnh truy nã về cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội diệt chủng do bị tình nghi có vai trò trong cuộc nổi loạn bắt đầu ở vùng Darfur vào năm 2003. Ông từng tuyên bố sẽ từ bỏ chức vụ nếu thất bại trong cuộc bầu cử vào năm 2020. Nhưng giờ đây, sự can thiệp của quân đội đã khiến tiến trình chuyển tiếp diễn ra nhanh hơn.

Điều gì khiến biểu tình bùng phát? 

Kinh tế của Sudan bị suy giảm nghiêm trọng thời gian qua. Giá cả sinh hoạt tăng cao còn lạm phát lên tới mức đỉnh điểm 60% trong năm 2018, do đồng nội tệ của nước này bị trượt giá liên tục và sự cắt giảm trợ cấp của chính phủ. Tình trạng thiếu nhiên liệu và tiền giấy đã làm gia tăng sự giận dữ của công chúng. Ngoài ra cũng có nhiều khiếu nại về tình trạng tham nhũng, làm việc thiếu hiệu quả và sự bất đồng chính kiến trong chính phủ. Bên cạnh đó, người dân cũng bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền khiến đời sống của họ khó khăn hơn.

Trước khi rơi vào cuộc đại suy thoái, Sudan từng là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 tại khu vực châu Phi cận Sahara, sản xuất được 72.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2017. Chính phủ Sudan đã ký kết thỏa thuận với Công ty Dầu mỏ Rosneft và công ty Địa chất Nga (Rosgeologiya) của Nga để xây dựng nhà máy lọc dầu với công suất 200.000 thùng mỗi ngày tại Biển Đỏ. Sudan cũng là nhà xuất khẩu nhựa cây keo lớn nhất thế giới, loại nhựa được sử dụng trong soda và dược phẩm. 

Cuộc biểu tình nghiêm trọng như thế nào?

Các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Bashir bùng phát vào tháng 12/2018 và trở thành thách thức lớn nhất trong 30 năm cầm quyền của ông .Vào đầu tháng 4, cuộc khủng hoảng ở Sudan đã leo thang, hàng nghìn người biểu tình bắt đầu tập trung bên ngoài Bộ Quốc phòng ở Khartoum cũng như nơi ở của Tổng thống.  Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết hơn 2.600 người đã bị bắt giữ và nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh.

Chính phủ phản ứng ra sao?

Hồi cuối tháng 2 vừa qua, ông Omar al-Bashir cáo buộc các lực lượng nước ngoài và “lính đánh thuê” kích động bạo lực, đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 1 năm. Ông cũng đưa ra những nhượng bộ để xoa dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, trong đó có cam kết tăng lương cho công nhân nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mohamed Khair al-Zubair đã công bố kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ từ một số quốc gia khác để giải quyết tình trạng khủng hoảng tiền tệ nhưng kế hoạch này đã không thành công. 

Ai sẽ thay thế Omar al-Bashir?

Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ là người thay thế ông Omar al-Bashir điều hành chính phủ trong giai đoạn này. Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Awad Ibnouf  cho biết, theo kế hoạch, quân đội sẽ thành lập một hội đồng tạm thời để điều hành các công việc nội bộ trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 2 năm trước khi tổ chức cuộc tổng tuyển cử. Trước đó, quân đội Sudan thông báo áp đặt tình trạng khẩn cấp trong 3 tháng sau khi bắt giữ Tổng thống al-Bashir và cho biết sẽ “sớm có tuyên bố quan trọng”. Nội các Sudan, Hội đồng Quốc gia và các cơ quan chính phủ đều bị giải tán và quốc hội ngừng hoạt động.

Thu hút sự quan tâm của quốc tế

Đây là trường hợp thay đổi nhà cầm quyền thứ hai tại Bắc Phi trong tháng 4/2019. Trước đó vào hôm 2/4, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã đệ đơn từ chức vì làn sóng phản đối dâng cao của người dân , trước khi nhiệm kì của ông chính thức mãn hạn vào ngày 28/4 tới. Các cuộc khủng hoảng diễn ra liên tiếp thời gian gần đây đã khiến giới phân tích liên tưởng đến sự kiện “Mùa Xuân Arab” tại Tunisia và Ai Cập năm 2011. Nhiều khả năng ông al-Bashir sẽ bị dẫn độ đến La Hay và bị Tòa án hình sự quốc tế xét xử với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Ai sẽ giúp đỡ Sudan?

Các nước Arab vùng Vịnh nhiều khả năng sẽ nhận được đề nghị trợ giúp từ phía Sudan để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Sudan đã tăng cường quan hệ với Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất trong bốn năm qua, với việc điều máy bay và binh sỹ hỗ trợ những nước này chống lại phiến quân Houthi tại Yemen. Vào tháng 10/ 2017, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế mà nước này đã áp đặt đối với Sudan hai thập kỷ trước với cáo buộc tài trợ cho khủng bố./.

Theo VOV

  • Từ khóa

Nam Phi: Xe buýt lao xuống vực, 45 người chết

Một xe buýt chở các tín đồ tới một buổi lễ Phục sinh ở Nam Phi đã lao xuống vực khiến 45 người thiệt mạng, 1 người bị thương.
07:25 - 29/03/2024
33 lượt xem

Ông Clinton, Obama tái xuất hỗ trợ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden

Sự xuất hiện của 2 người tiền nhiệm Bill Clinton và Barack Obama được cho là sẽ tạo ra cú hích cho chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe...
19:34 - 28/03/2024
309 lượt xem

Singapore: Cụ ông 82 tuổi suýt mất 3,7 triệu đô la vì bị lừa qua điện thoại

Một cụ ông 82 tuổi người Singapore đã suýt mất 3,7 triệu đô la Singapore (hơn 68 tỷ đồng) vì mắc bẫy của những kẻ lừa đảo qua điện thoại.
15:15 - 28/03/2024
413 lượt xem

Điều chỉnh nóng khi Mỹ tuyên bố thềm lục địa mới

Nga điều chỉnh chiến lược Bắc Cực khi Mỹ tuyên bố thềm lục địa mới.
15:48 - 28/03/2024
405 lượt xem

Tổng thống Argentina phát ngôn 'sỉ nhục', Colombia phản ứng ngoại giao cứng rắn

Bộ Ngoại giao Colombia ngày 27.3 đã ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Argentina ra khỏi nước này sau phát ngôn được cho là 'bôi nhọ' của Tổng thống...
14:37 - 28/03/2024
461 lượt xem