24
/
61396
Toan tính của Trung Quốc khi chọn thời điểm hạ cánh oanh tạc cơ tại Hoàng Sa
toan-tinh-cua-trung-quoc-khi-chon-thoi-diem-ha-canh-oanh-tac-co-tai-hoang-sa
news

Toan tính của Trung Quốc khi chọn thời điểm hạ cánh oanh tạc cơ tại Hoàng Sa

Thứ 4, 23/05/2018 | 08:47:00
322 lượt xem

Bắc Kinh có thể cố tình hạ cánh oanh tạc cơ ở Hoàng Sa vào thời điểm Mỹ tập trung vào vấn đề Triều Tiên.

Video: oanh-tac-co-trung-quoc-ha-canh-chop-nhoang-o-hoang-sa-1526649840.mp4

Oanh tạc cơ H-6K thực hành hạ, cất cánh trên đảo Phú Lâm.

Trung Quốc cho một máy bay ném bom tầm xa H-6K thực hành diễn tập hạ cánh và cất cánh tại một đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào cuối tuần trước. Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay động thái vi phạm nghiêm trọng chủ quyền này. Lầu Năm Góc lên án đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa ở Biển Đông và là động thái gây bất ổn khu vực.

Tuy nhiên, Bắc Kinh từ lâu đã phớt lờ những lời lên án, bác bỏ rằng họ đang quân sự hóa khu vực mặc dù chỉ vừa đầu tháng này Trung Quốc đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa phòng không đến quần đảo Trường Sa, theo tình báo Mỹ. Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc rút trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam.

"Tôi nghĩ rằng có một động lực chính trị rõ ràng khi Trung Quốc chọn thời điểm này" để diễn tập hạ cánh oanh tạc cơ, Euan Graham, giám đốc của chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Australia, đánh giá, theo AFP. "Bởi vì Mỹ đang tập trung vào vấn đề Triều Tiên. Thế nên, phản ứng của Mỹ có thể bị hạn chế".

Cây bút Brendon Hong của Daily Beast cho rằng Trung Quốc đang thăm dò cách Mỹ sẽ phản ứng tại thời điểm Bắc Kinh dường như qua mặt Washington trên nhiều mặt trận. Trong các cuộc đàm phán thương mại, cuộc đấu tranh bảo vệ sở hữu trí tuệ của Mỹ dường như đã bị bỏ rơi, những lời đe dọa áp thuế với hàng hóa Trung Quốc đã bị rút lại.  Mặc dù các tàu chiến Mỹ đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng, họ chưa trực tiếp ngăn cản Bắc Kinh. 

Sự thành công hay thất bại của Trump tại hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, bên có quan hệ kinh tế chính với Triều Tiên. "Bắc Kinh tự coi mình là người nắm giữ quyền lực cao hơn trong các vấn đề mà Mỹ đang đầu tư nhiều công sức hơn và đang sử dụng điều này như đòn bẩy trong khi họ thắt chặt kiểm soát ở Biển Đông", Hong viết.

Khi được triển khai đến đảo Phú Lâm, máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K có thể tiếp cận gần như toàn bộ Biển Đông và nhiều nước xung quanh, theo một phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington. Việc bố trí thêm nhiều khí tài quân sự tại Biển Đông cho phép Trung Quốc "gây ảnh hưởng đến các nước láng giềng yếu hơn trong thời bình", Bonnie Glaser, chuyên gia CSIS nói.

"Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng một số lượng lớn các tàu hành pháp, họ có thể gây áp lực khiến Việt Nam và Philippines không thể đơn phương khai thác năng lượng trong các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền", bà nói.

Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte không còn cay gắt về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng thực hiện chiến lược "tấn công quyến rũ" một số nước trong ASEAN để ngăn khối này đạt được sự đồng thuận.

Trong khi đó, Graham đánh giá cuộc diễn tập hạ cánh oanh tạc cơ của Trung Quốc "phần lớn mang tính biểu tượng" và không phải là một phát triển quân sự quan trọng. 

Để triển khai máy bay từ đảo Phú Lâm, Trung Quốc sẽ phải lắp đặt cơ sở hạ tầng hậu cần để vận hành, tiếp liệu, lưu trữ vũ khí và có nơi ở phi hành đoàn. "Việc chỉ đơn giản hạ cánh một chiếc máy bay không biến nó thành không gian hoạt động", Graham nói thêm.

Theo Phương Vũ/VnExpress


 

  • Từ khóa

Hungary dọa chặn viện trợ của EU cho Ukraine

Hungary đề nghị Ukraine ngừng nhằm mục tiêu vào các doanh nghiệp của nước này, cảnh báo kịch bản chặn viện trợ của EU cho Kiev.
16:37 - 23/04/2024
47 lượt xem

Kinh tế Nga được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn Mỹ

Giữa chiến sự và bị hứng chịu trừng phạt liên tiếp của phương Tây, kinh tế Nga tiếp tục tạo đột phá. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Nga năm nay tăng...
16:10 - 23/04/2024
56 lượt xem

Nắng nóng ở Đông Nam Á: Giới khoa học cũng chưa biết điểm dừng

Đã nhiều tuần trôi qua nhưng tình hình nắng nóng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại các nước Đông Nam Á. Thậm chí, các nhà khoa học còn tuyên bố họ chưa...
14:14 - 23/04/2024
110 lượt xem

Meta bị Nga liệt vào danh sách tổ chức cực đoan

Theo báo Independent (Anh), Nga đã đưa Hãng công nghệ Meta của Mỹ, công ty mẹ của Facebook và Instagram, vào danh sách tổ chức cực đoan.
10:09 - 23/04/2024
207 lượt xem

Đài Loan chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất là 6,3 độ, đã tấn công bờ biển phía đông Đài Loan bắt đầu từ tối 22-4 đến rạng sáng 23-4.
08:21 - 23/04/2024
267 lượt xem