24
/
57822
Lấy nước xa cứu lửa gần
lay-nuoc-xa-cuu-lua-gan
news

Lấy nước xa cứu lửa gần

Thứ 3, 06/02/2018 | 11:40:55
328 lượt xem

Ấn Độ đang nỗ lực gút lại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một "siêu FTA" giữa 10 nước ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và các nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ diễu binh mừng ngày Cộng hòa ở New Delhi hôm 26-1 Ảnh: VĂN PHÒNG THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ

Quyết định mời toàn bộ 10 nhà lãnh đạo các nước ASEAN đến dự lễ kỷ niệm ngày Cộng hòa của Ấn Độ hôm 26-1 của Thủ tướng Narendra Modi rất đáng chú ý, với tầm quan trọng không khác gì khi ông mời tất cả nhà lãnh đạo thuộc Hiệp hội Hợp tác vùng Nam Á (SAARC) tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của mình vào năm 2014.

Cảnh 10 nhà lãnh đạo ASEAN ngồi trên khán đài, theo dõi lễ diễu binh sẽ trở thành biểu tượng cho chiến lược vươn tới Đông Nam Á của Ấn Độ. Khu vực này đang đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh và kinh tế của châu Á, giữa bối cảnh châu lục từng bước leo lên trên nấc thang trật tự thế giới.

Chính sách của ông Modi với các nước láng giềng đang gặp trục trặc. Nguyên nhân không nằm ở chỗ Ấn Độ thiếu nỗ lực mà còn do nhiều yếu tố tác động, như vai trò của Trung Quốc, sự kiểm soát của quân đội đối với chính trường Pakistan; bất ổn chính trị ở Nepal... Còn Maldives tỏ vẻ xem thường Ấn Độ bởi nắm trong tay lá bài Trung Quốc. Ngoại lệ lúc này chỉ còn Bangladesh và Bhutan nhưng kéo dài được bao lâu thì chưa rõ.

Trong bối cảnh đó, quyết định tiến về phía Sáng kiến Vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) và ASEAN là hướng đi hợp lý và phù hợp với Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ.

Hành động bắt tay với các nhà lãnh đạo BIMSTEC tại hội nghị thượng định của nhóm BRICS (Các nền kinh tế mới nổi) ở bang Goa - Ấn Độ vào năm 2016 và mời các nhà lãnh đạo ASEAN dự ngày Cộng hòa mới đây đều là những tiến triển để Ấn Độ theo đuổi chính sách mạnh mẽ hơn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, dù kết nối xã hội - văn hóa đã bén rễ từ lâu song những phát triển trong hợp tác về thương mại, đầu tư và an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN còn chậm chạp. Mục tiêu giao dịch thương mại 100 tỉ USD vẫn xa vời so với mức khoảng 70 tỉ USD hiện tại trong khi đầu tư hai chiều xấp xỉ mức 90 tỉ USD.

Khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt ở biển Đông và hải quân nước này thâm nhập khu vực Ấn Độ Dương, các nước ASEAN dường như nhạy cảm hơn với các vấn đề an ninh. Trung Quốc còn lập căn cứ hậu cần quân sự ở Gwadar - Pakistan và Djibouti, đồng thời củng cố chỗ đứng tại vịnh Bengal thông qua cảng Kyaukpyu của Myanmar.

Ấn Độ tìm đến ASEAN là để phát triển một trục khác nhằm đối trọng Trung Quốc. Trục còn lại - còn được gọi là Bộ tứ, bao gồm Úc, Nhật, Mỹ và Ấn Độ - cũng đang được bồi đắp ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Mọi chuyện dĩ nhiên không dễ dàng. Các thành viên ASEAN có những quy tắc riêng và sự đoàn kết của họ đôi khi bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như cách Myanmar đối xử với người Rohingya hay cách xử lý sự hung hăng của Trung Quốc. Do đó, sẽ tốt hơn cho Ấn Độ nếu tách bạch Bộ tứ và ASEAN trong quá trình tiếp cận.

Dù lo ngại các hành vi bành trướng của Trung Quốc nhưng ASEAN có vẻ hài lòng với quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai bên. Đầu tư hai chiều đã vượt mốc 185 tỉ USD trong khi thỏa thuận thương mại tự do (FTA) ASEAN - Trung Quốc là thỏa thuận thương mại lớn nhất của khối, với 90% hàng hóa được miễn thuế. Hai bên đã ký phiên bản FTA tham vọng hơn, bao trùm đầu tư, hợp tác công nghệ và thương mại (đặc biệt nhấn mạnh thương mại điện tử). ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương lên 1.000 tỉ USD vào năm 2020.

Đối với Ấn Độ, thách thức nằm ở chỗ phải gia tăng quy mô thương mại và đầu tư. Môi trường kinh doanh của Ấn Độ đang được cải thiện, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các dự báo của IMF về kinh tế Ấn Độ cũng tích cực song nước này còn nhiều việc phải làm để khống chế tham nhũng, cải cách bộ máy, hóa giải mê cung quy định, từ đó mới dỡ bỏ được những rào cản ngáng trở kinh doanh và thương mại.

Ấn Độ còn phải nỗ lực đàm phán để gút lại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một "siêu FTA" được thương thảo nhiều năm qua giữa 10 nước ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

Lâu nay, ASEAN khá chậm trễ trong việc tạo dựng các cấu trúc an ninh trong khi Trung Quốc gần đây đổi chiến thuật, tìm cách xoa dịu sự đề phòng của các nước trong khu vực như Philippines. Do đó, xây dựng mối quan hệ an ninh với ASEAN cũng sẽ khiến Ấn Độ mất nhiều thời gian. Cuối cùng, Ấn Độ cần cải cách bộ máy và cơ chế để có thể bắt chặt tay các đối tác chiến lược trong khu vực lẫn trên thế giới.

Theo Hải Ngọc/ NLĐ 

  • Từ khóa

IAEA: Iran có thể trữ đủ uranium để chế bom hạt nhân trong vài tuần

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho rằng Iran có thể mất vài tuần để trữ đủ uranium làm giàu nhằm chế tạo bom hạt nhân.
19:15 - 24/04/2024
133 lượt xem

Ukraine tìm cách buộc nam giới trong độ tuổi quân dịch về nước

Hôm 23.4, Ukraine triển khai các biện pháp mới với mục tiêu khuyến khích công dân nam giới ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự về nước, trong bối cảnh...
16:14 - 24/04/2024
196 lượt xem

Philippines yêu cầu Google và Apple xóa ứng dụng của Binance

Theo thông báo vào ngày 23.4, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines (SEC) cáo buộc Binance vi phạm luật chứng khoán, không đăng ký giấy phép hoạt...
17:34 - 24/04/2024
180 lượt xem

Nắng nóng kỷ lục, học sinh 7.000 trường Philippines phải học trực tuyến

Reuters ngày 24.4 đưa tin học sinh tại 7.000 trường công lập ở Philippines đã phải chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng bất thường ở nhiều...
14:43 - 24/04/2024
222 lượt xem

TikTok dọa kiện Mỹ sau khi bị yêu cầu thoái vốn

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật buộc công ty chủ quản của TikTok thoái vốn khỏi thị trường Mỹ nếu không muốn mạng xã hội này bị đình chỉ hoạt động....
13:43 - 24/04/2024
266 lượt xem