24
/
55135
15.000 nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu
15-000-nha-khoa-hoc-canh-bao-bien-doi-khi-hau
news

15.000 nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu

Thứ 3, 14/11/2017 | 18:41:22
359 lượt xem

Thông điệp chung của các nhà khoa học là con người phải hành động ngay trước nạn phá rừng và sự tuyệt chủng của các loài trước khi quá muộn.

Hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia mới đây đã kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại về biến đổi khí hậu. 

Thông điệp chung các nhà khoa học gửi đến nhân loại là: con người phải hành động ngay lập tức để đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và sự tuyệt chủng của các loài trước khi quá muộn.

Cảnh báo được đăng trên tạp chí Bioscience số kỷ niệm 25 năm ngày giới khoa học gia phát đi một cảnh báo tương tự có tên: "Cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đến nhân loại".

Người phát động chiến dịch này là William Ripple - giáo sư Trường Đại học Lâm nghiệp bang Oregon. Ông và sinh viên của mình đã rà soát lại các mối lo ngại đã nêu ra trong cảnh báo năm 1992 và thu thập dữ liệu toàn cầu để ghi nhận các xu hướng thay đổi trong 25 năm qua.

Hơi nước bốc lên từ ống khói nhà máy gần Paris - Ảnh: REUTERS

Bài báo của ông nhằm nâng cao nhận thức về tính mong manh của trái đất và được tạp chí BioScience chấp nhận xuất bản. Sau đó, giáo sư Ripple nảy ra sáng kiến kêu gọi các nhà khoa học kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại lần thứ hai trên tài khoản Twitter của mình. 

Bài báo đã nêu ra những vấn đề môi trường cấp bách nhất trên thế giới, hầu hết đều diễn biến theo chiều hướng xấu thêm hơn kể từ năm 1992. Theo đó, các vấn đề môi trường đáng quan tâm bậc nhất là:

1. Giảm lượng nước ngọt: Lượng nước sạch bình quân đầu người thấp hơn một nửa so với những năm 1960. Rất có thể biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn đến lượng của nước ngọt do làm thay đổi chu trình thủy văn và lượng nước sẵn có.

2. Đánh bắt hải sản thiếu bền vững: Từ năm 1992, tổng sản lượng đánh bắt hải sản luôn đạt hoặc vượt quá sản sản lượng tối đa cho phép khai thác để duy trì sự bền vững của đại dượng. Tỷ lệ khai thác toàn cầu đã giảm, mặc dù nỗ lực đánh bắt đang gia tăng.

3. Các vùng chết ở đại dương: Các vùng chết được tạo ra chủ yếu phân bón và nhiên liệu hóa thạch bị rửa trôi xuống biển. Những khu vực này giết chết một số lượng lớn các sinh vật biển do thiếu oxy trong nước và ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ sinh thái biển. 

Số lượng những vùng biển chết đã tăng lên đáng kể kể từ năm 1960 và và đến năm 2010 có hơn 600 hệ sinh thái biển bị đe dọa.

4. Mất rừng: Rừng là nguồn dự trữ cacbon, đa dạng sinh học và nước ngọt cho thế giới. Từ năm 1990 đến 2015, diện tích rừng trên thế giới đã bị giảm từ 4.128 triệu ha xuống còn 3.999 triệu ha và tổng diện tích rừng bị mất 129 triệu ha gần tương đương với diện tích Nam Phi.

5. Giảm đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học của thế giới đang biến mất với tốc độ báo động và quần thể loài động vật có xương sống đang nhanh chóng suy giảm (WWF 2016). Nói chung, trên toàn cầu, số lượng cá, lưỡng cư, bò sát, chim chóc và động vật có vú đã giảm 58% trong giai đoạn 1970-2012.

6. Biến đổi khí hậu: Lượng khí carbon dioxide thải ra từ các nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu tăng mạnh từ năm 1960. Tương ứng với mức nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu năm 1951-1980, phát thải CO2 cũng tăng lên nhanh chóng và được thể hiện bằng sự bất thường trong khí hậu. Kể từ năm 1998, thế giới ghi nhận liên tục 10 năm nóng nhất trong 136 năm.

7. Tăng dân số: Từ 1992, dân số thế giới đã tăng khoảng 2 tỉ người (35%). Với con số này, dân số thế giới không thể ngừng tăng lên trong thế kỷ này và có khả năng sẽ tăng từ 7,2 triệu người hiện nay lên con số đâu đó nằm giữa 9,6-12,3 tỉ người vào năm 2100.

Theo các nhà khoa học, các quốc gia và các tổ chức quốc tế cần có nhiều chính sách và chương trình thích hợp để giảm và chặn diễn biến cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với tương lai trực tiếp của trái đất.

Ngày 13-11, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố kết quả nghiên cứu mới cảnh báo năm 2017, phát thải khí CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp sẽ tăng trở lại ở mức 2%.

Theo đó năm 2017, lượng khí thải CO2 toàn cầu lên đến 41 tỉ tấn, tăng khoảng 4 tỉ tấn so với giai đoạn 2014-2016.

Giáo sư Corinne Le Quéré - trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Đông Anglia, Anh và là giám đốc trung tâm nghiên cứu Tyndall về Biến đổi khí hậu, cho biết các nhà máy điện than tại Trung Quốc đã đóng góp lớn vào sự gia tăng này, ngoài ra còn có Ấn Độ - quốc gia có mức phát thải carbon tăng khoảng 6% mỗi năm.

Tại Mỹ và các nước châu Âu, mức giảm phát thải cũng không đạt tốc độ kì vọng.


Theo Hồng Vân/ Tuổi Trẻ

  • Từ khóa

Meta bị Nga liệt vào danh sách tổ chức cực đoan

Theo báo Independent (Anh), Nga đã đưa Hãng công nghệ Meta của Mỹ, công ty mẹ của Facebook và Instagram, vào danh sách tổ chức cực đoan.
10:09 - 23/04/2024
93 lượt xem

Đài Loan chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất là 6,3 độ, đã tấn công bờ biển phía đông Đài Loan bắt đầu từ tối 22-4 đến rạng sáng 23-4.
08:21 - 23/04/2024
152 lượt xem

Anh cam kết cấp cho Ukraine gói viện trợ lớn nhất từ trước đến nay

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cam kết nước này sẽ cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có 400 xe chiến đấy, 4 triệu đạn...
08:46 - 23/04/2024
129 lượt xem

Thái Lan đón hàng ngàn người từ Myanmar chạy sang tị nạn

Theo báo Asahi, Chính phủ Thái Lan và Myanmar xác nhận có giao tranh nổ ra hôm 20-4 tại biên giới phía đông giữa hai nước khiến hàng ngàn dân thường phải...
18:53 - 22/04/2024
445 lượt xem

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định ra biển, theo quân đội Hàn Quốc hôm nay 22.4.
15:07 - 22/04/2024
579 lượt xem