190
/
62960
Cách sơ cứu say nắng, say nóng
cach-so-cuu-say-nang-say-nong
news

Cách sơ cứu say nắng, say nóng

Thứ 4, 04/07/2018 | 10:09:58
738 lượt xem

Hiện nay, các tỉnh miền Bắc và các tỉnh ven biển Trung Bộ đang là thời điểm nắng nóng cực điểm xảy ra trên diện rộng.

Nắng nóng gay gắt liên tục, nhiệt độ cao gây ra không ít những vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống. Một trong những chứng bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng là say nắng.

Say nóng, say nắng xảy ra khi làm việc hoặc sinh hoạt thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời trong môi trường kín như: xe hơi, hầm mỏ, nhà máy, nhà xưởng… hoặc môi trường mở như: ruộng, vườn, nơi có nhiệt độ trên 32°C và độ ẩm không khí trên 50°C.

Say nắng: Ánh nắng có tia cực tím gây hại cho cơ thể, thường bệnh nặng ngay từ đầu do tác dụng liên tục của ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào vùng đầu, gáy, mắt… Trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị tổn thương làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, mất nước cấp gây nên tổn thương thần kinh có thể hồi phục hoặc không hồi phục.

Say nóng: Do phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nóng bức, hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ. Sự thải nhiệt bị cản trở (mặc quần áo không thấm mồ hôi, độ ẩm quá cao).

Cách sơ cứu ban đầu cho người say nắng.

Cách sơ cứu ban đầu cho người say nắng.

Dấu hiệu nhận biết say nắng, say nóng

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 4 tuổi: Biểu hiện tình trạng mất nước như: sốt, vật vã, quấy khóc… có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê, co giật, dễ gây tử vong.

Đối với người lớn và trẻ trên 5 tuổi: Biểu hiện vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ bừng, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút, đái ít, ngất lịm. Sốt cao có khi lên tới 42 - 44°C. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.

Khi gặp trường hợp say nắng, say nóng, chúng ta phải thật bình tĩnh sơ cứu cho bệnh nhân ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc phương tiện y tế.

Đối với trường hợp nhẹ

Giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, quạt mát; chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn đá ở những vị trí như nách, cổ, bẹn hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng).

Đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân cao.

Nếu nạn nhân uống được nước thì cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất nên uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút .

Lưu ý: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân.

Đối với trường hợp nặng

Nếu nạn nhân hôn mê, không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng gọi ngay cấp cứu 115 hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển, đặt đầu nạn nhân thấp, vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Để phòng tránh say nắng, say nóng

Để phòng ngừa hiện tượng say nắng, khi nhiệt độ ngoài trời lên cao, nên hạn chế ra ngoài trời. Nếu phải đi ra ngoài hoặc người lao động thời gian dưới nắng cần phải có biện pháp bảo vệ cơ thể. Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng.

Bên cạnh đó, phải luôn uống nhiều nước lọc dù chưa khát, tối thiểu 1,5 - 2 lít/ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây hoặc nước rau chứa nhiều vitamin C để tránh mất nước. Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy, cần bổ sung các loại nước giàu chất điện giải trong các đợt nóng.

Mùa nóng, khi ra ngoài trời cần mặc quần áo màu sáng, thoáng mát, thấm mồ hôi. Đối với học sinh và trẻ em khi học tập ngoài trời, giáo viên cần chọn chỗ mát có bóng cây và cho các em tập vừa sức, ưu tiên những em mắc bệnh mạn tính. Chú ý trẻ chơi đùa tránh phơi nắng. Khi đi làm, đi học vào thời tiết nắng nóng, cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng.

Khi phải làm việc sau khoảng 01 giờ thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng. Để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cần phải vận động thể chất, tập thể dục thường xuyên. Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách biết được những thay đổi của cơ thể sớm nhất, bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh nói chung.

Theo Sức khỏe&Đời sống

  • Từ khóa

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
50 lượt xem

Một triệu chứng sau bữa nhậu chứng tỏ gan, thận đang cầu cứu

Tuy đây thường được coi là một hiện tượng tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau lưng sau khi nhậu có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe...
11:08 - 25/04/2024
112 lượt xem

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất...
08:17 - 25/04/2024
170 lượt xem

Caffeine trong trà, cà phê có tốt cho xương?

Nghiên cứu gần đây cho thấy trà, cà phê có thể giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
16:59 - 24/04/2024
548 lượt xem

Du lịch nghỉ lễ mùa nóng cần chú ý ăn uống, chống nắng thế nào?

Bác sĩ khuyến cáo du khách cần chú ý việc ăn uống và chống nắng để tận hưởng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, khi dự báo nắng nóng bao trùm khắp các tỉnh thành...
16:17 - 24/04/2024
552 lượt xem