205
/
92153
Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị về phòng, chống xâm hại trẻ em
doan-giam-sat-cua-quoc-hoi-kien-nghi-ve-phong-chong-xam-hai-tre-em
news

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị về phòng, chống xâm hại trẻ em

Thứ 4, 27/05/2020 | 10:52:14
558 lượt xem

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng 27/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đại diện Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, từ ngày 1/1/2015-30/6/2019.

Tiềm ẩn nguy cơ xâm hại trẻ em

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện tốt các quyền của trẻ em.

Tuy nhiên, trên cả nước vẫn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, trong đó nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Chính phủ, trên cả nước có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại.

Ngoài ra, còn số lượng khá lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc và trẻ em tảo hôn.

[Quốc hội bàn về việc thực thi chính sách phòng, chống xâm hại trẻ em]

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm hơn, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em, đồng thời giúp trẻ nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ.

Ngoài ra, công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh trong gia đình, nhà trường và xã hội nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em được tăng cường.

Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bị xâm hại, được chú trọng, góp phần hạn chế tổn hại về thể chất, tinh thần mà trẻ phải gánh chịu.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại cơ bản được tiến hành kịp thời, nghiêm minh.

Doan giam sat cua Quoc hoi kien nghi ve phong, chong xam hai tre em hinh anh 1Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bà Lê Thị Nga cho biết một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ, nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện; một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe.

Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ hạn chế về số lượng và chất lượng; việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức; công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa đáp ứng yêu cầu.

Đặc biệt, công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc đã bị xâm hại, còn một số hạn chế; nhiều địa phương chưa thống kê đầy đủ, chính xác số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nên không cảnh báo được nguy cơ và biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em chưa tương xứng với tình hình.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao trong khi tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp; việc giải quyết một số vụ xâm hại trẻ em chưa kịp thời, chưa nghiêm, một số trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm...

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em do một số cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhận thức chưa đầy đủ, chưa quan tâm, coi nhẹ công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác quản lý nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em có những nhiệm vụ chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai thi hành Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan, một số cơ quan, địa phương, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm; việc xử lý một số vụ việc xâm hại trẻ còn chậm.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em trong nhiều trường hợp chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương chưa chặt chẽ; nguồn lực đầu tư về cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phí còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Đặc biệt, mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kéo theo một số vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.

Doan giam sat cua Quoc hoi kien nghi ve phong, chong xam hai tre em hinh anh 2Giáo dục về vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Những tác động xấu của mạng internet, mạng xã hội dẫn đến nhiều nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Qua công tác giám sát, Đoàn giám sát có đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng; 5 kiến nghị đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; 15 kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ thuộc Chính phủ; đồng thời có kiến nghị đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Đoàn giám sát đề nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Ngoài ra, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, nhằm giảm số vụ xâm hại trẻ em.

Trong năm 2020 ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các bộ ban hành các văn bản Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; các chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục, môi trường mạng…

Ngoài ra, Đoàn giám sát đề nghị Bộ Công an bảo đảm tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm đạt trên 90%; Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm ra quyết định truy tố đúng thời hạn và truy tố bị can đúng tội danh đạt 100%; Toà án nhân dân tối cao bảo đảm tỷ lệ giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ trách nhiệm Luật Trẻ em giao; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em./.

Theo Diệp Trương (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/doan-giam-sat-cua-quoc-hoi-kien-nghi-ve-phong-chong-xam-hai-tre-em/642426.vnp

  • Từ khóa

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
45 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Cho biết, đặt nhiều kỳ vọng với các nội dung trọng tâm của Giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, tại cuộc tiếp Liên đoàn...
16:34 - 28/03/2024
121 lượt xem

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, sáng 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung...
14:40 - 28/03/2024
164 lượt xem

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi bị bắt vì liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra...
08:22 - 28/03/2024
326 lượt xem

Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm nửa năm

Thủ tướng thúc tiến độ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai...
21:04 - 27/03/2024
600 lượt xem