205
/
78793
Thủ tướng: Tiếp tục cải cách thể chế để tạo đột phát trong phát triển
thu-tuong-tiep-tuc-cai-cach-the-che-de-tao-dot-phat-trong-phat-trien
news

Thủ tướng: Tiếp tục cải cách thể chế để tạo đột phát trong phát triển

Thứ 5, 05/09/2019 | 07:24:25
815 lượt xem

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, tiếp tục đề xuất giải pháp cải cách thể chế kinh tế để tạo sự đột phát trong phát triển.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều ngày (4/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, tiếp tục đề xuất giải pháp cải cách thể chế kinh tế để tạo sự đột phát trong phát triển.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tổ chức một số hội nghị chuyên ngành để thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực quan trọng, qua đó đề xuất cơ chế, chính sách mới mang tính đột phát. Trên cơ sở ổn định vĩ mô, cần đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, đảm bảo cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

thu tuong: tiep tuc cai cach the che de tao dot phat trong phat trien hinh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Thủ tướng dẫn ra đề xuất của các nhà nghiên cứu cho rằng, “Đổi mới” lần thứ nhất đã giúp nước ta đạt nhiều kết quả vô cùng to lớn trong hơn 30 năm qua, nhưng các động lực cho nền kinh tế đã bị giới hạn. Do đó, cần có “Đổi mới” lần hai với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo động lực phát triển mới. Nhất là trong bối cảnh nước ta có lợi thế lớn về ổn định chính trị, xã hội. Vấn đề đặt ra là cần có cơ chế, chính sách pháp luật thuận lợi, đủ sức cạnh tranh quốc tế, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu không làm quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ này thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà, thua ngay các đối tác truyền thống đang cải cách mạnh mẽ về thể chế kinh tế. Do đó, các bộ, ngành phải tập trung cao độ, rà soát cơ chế, thể chế kinh tế để có sự thích ứng nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong đó, phải nhận thức đối tượng phục vụ là người dân và doanh nghiệp, tạo sức bật từ người dân và doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào Việt Nam rất lớn.

Trong cải cách hành chính, cần chú trọng khuyến khích thu hút doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng đất nước. Nhất là trong bối cảnh các nước trong khu vực đang đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng này.

Thủ tướng cũng lưu ý một số tập đoàn kinh tế tư nhân vay lớn, dòng tiền không đủ mạnh để bù đắp, dễ tổn thương thì cần tiến hành tái cơ cấu, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Bởi thực tế có tình trạng đầu tư dàn trải, nhất là đầu tư bất động sản du lịch, nên cần phải có sự kiểm soát để không gây rủi ro cho nền kinh tế. Hay lĩnh vực hàng không đang có nhiều hãng muốn đăng ký tham gia, các cơ quan chức năng cũng cần có sự rà soát, nghiên cứu để có quyết định hợp lý, đảm bảo sự phát triển có cạnh tranh, lành mạnh và bền vững của lĩnh vực này.

Trước thực trạng vốn đầu tư công giải ngân chậm, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ giải ngân, trong đó có việc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải cần công bố chương trình hành động cụ thể về việc sẽ làm được những công trình gì gắn với mốc thời gian, nếu thừa vốn sẽ điều chuyển cho các địa phương và ngành khác. Thủ tướng cho biết, sắp tới, Thường trực Chính phủ sẽ làm việc với Bộ này để giải quyết các vấn đề đặt ra.

Trước khó khăn của lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng chỉ đạo ngành nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu; chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai; kiểm tra đánh giá kết quả chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác ở các địa phương. Tháng 10 tới sẽ diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị tốt để hội nghị thành công, đạt được những vấn đề cả về thực tiễn và lý luận, làm cơ sở nâng lên một bước mới trong thực hiện chương trình này.

Thủ tướng cũng lưu ý ngành nông nghiệp cần có biện pháp để bù đắp sự thiếu hụt từ thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi, nhất là tính toán cho dịp Tết Nguyên Đán, tránh để giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Tại phiên họp này, Thủ tướng một lần nữa yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương có biện pháp chủ động để không xảy ra tình trạng thiếu điện, nhất là khi các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu không có biện pháp quyết liệt thì năm 2021-2022 có thể xảy ra thiếu điện.

Trước thực tế có tình trạng “núp bóng” hàng Việt Nam để gian lận thương mại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần có biện pháp tránh tiếp tay cho các hành động này, ảnh hưởng đến uy tín và thiệt hại đến sản xuất trong nước. Trong đó, cần rất chú ý đến các hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tốt việc khai giảng năm học mới, ngăn chặn tình trạng lạm thu gây bức xúc cho nhân dân. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ rà soát lại việc đào tạo văn bằng 2, không để xảy ra tình trạng như Đại học Đông Đô./.

Theo Vũ Dũng/VOV.VN

  • Từ khóa

'Giữ lửa, truyền lửa' phát huy văn hóa dân tộc

Chiều 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày văn hóa các dân tộc...
08:21 - 20/04/2024
175 lượt xem

Đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị đề nghị T.Ư Đảng khai trừ Đảng cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Ban Bí thư đã khai trừ cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng...
17:39 - 19/04/2024
544 lượt xem

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành

Theo đề án đang xây dựng, Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý Nhà nước với ngành, lĩnh vực được giao và chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành, phù...
14:29 - 19/04/2024
865 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình 'đầu độc' sông Bắc Hưng Hải

Nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhằm kiên...
09:37 - 19/04/2024
734 lượt xem

Quân và dân Đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Ðồng bằng Bắc Bộ (bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn), là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ...
07:31 - 19/04/2024
783 lượt xem