205
/
60566
Thời khắc ngày 30/4 – những kí ức không thể nào quên
thoi-khac-ngay-30-4-nhung-ki-uc-khong-the-nao-quen
news

Thời khắc ngày 30/4 – những kí ức không thể nào quên

Thứ 2, 30/04/2018 | 06:03:39
2,444 lượt xem

BGTV- Ngày 30/4/1975 khi cánh cổng Dinh Độc Lập – cơ quan đầu não cuối cùng của chế độ cũ bị húc đổ, lá cờ tổ quốc phấp phới tung bay, chính thức đặt dấu mốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta giành thắng lợi hoàn toàn. 43 năm trôi qua, nhưng với những người sống trong thời điểm lịch sử ấy, có một Sài Gòn, có một Việt Nam không thể nào quên.

Bộ đội Cụ Hồ giải phóng Sài Gòn trong vòng hân hoan, hò reo của người dân

Thật khó để có thể phác họa lại một cách đầy đủ và toàn diện về cuộc hành trình với vô vàn gian khó, hi sinh song quá đỗi vẻ vang của quân dân Việt Nam anh hùng. Trong những ngày tháng 4 lịch sử, mỗi người dân lại bồi hồi sống lại thời khác hào hùng năm nào, chính những câu chuyện, những hồi ức của thế hệ đi trước là minh chứng sống động, chân thực nhất về những ngày đã qua, để tuổi trẻ hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ, tri ân.

Bà Lê Thị Thành (75 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) hiện đang sống cùng con cháu tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, nhớ lại những năm tháng lịch sử ấy trong tâm trạng rất đỗi xúc động. Bà Thành có một người em gái tại Bắc Giang, tuy nhiên vì hoàn cảnh nên phải sống cảnh “kẻ Bắc, người Nam” từ khi còn nhỏ... Chiến tranh chia cắt, việc đoàn tụ gặp lại em mình có lẽ là điều “trong mơ” đối với bà Thành. Trong hồi ức của bà, cuộc chiến chấm dứt là cánh cửa để trở về quê hương, để gặp lại người thân, khi nhớ về cuộc chiến, bà Thành vẫn không thể nào quên những ngày tháng 4 lịch sử năm ấy...

Những hình ảnh đã đi vào lịch sử, mở ra trang mới cho lịch sử Việt Nam

Ngày 30/4/1975, cả Sài Gòn vắng lặng, gia đình nào cũng ở yên trong nhà không dám ra đường, bà Thành cùng gia đình trực chờ bên chiếc radio nghe tình hình. "Sau khi nghe lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh, tiếp sau là chương trình phát thanh của giới sinh viên, trí thức Sài Gòn, những tiếng hô “giải phóng rồi, Sài Gòn giải phóng rồi…” ngày càng to rõ và vang lên không ngớt, người dân bắt đầu đổ ra đường cầm theo băng rôn đỏ, treo cờ tổ quốc trước cửa nhà chào đón quân giải phóng. Hình ảnh của các anh bộ đội trên những xe tăng, xe cơ giới, xe cam nhông tiến vào các ngã thành phố rất trật tự, kỷ luật càng khiến cho người dân yên tâm, không hề có chuyện cướp bóc, giết hại tràn lan như ngụy quyền rêu rao" - Bà Thành hồi tưởng lại.

Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn một cách bình yên, trật tự mà theo nhiều người đó là cách kết thúc cuộc chiến "trong mơ"

Bà Thành nhớ như in bầu không khí Sài Gòn năm ấy, người dân háo hức, đổ ra đường rất đông, nhất là thanh niên, dòng người đi theo quân giải phòng hô vang “giải phóng rồi, giải phóng rồi”, cờ đỏ sao vàng ở khắp mọi nơi, một kết thúc chiến tranh mà theo nhiều người cho rằng chỉ có ở Việt Nam – một đất nước có truyền thống nhân đạo, khoan hồng ngay cả với kẻ địch khi chúng đã đầu hàng.

“Đất nước thống nhất là niềm vui chung lớn lao, nhưng bản thân tôi còn hạnh phúc vì như trút bỏ được niềm đau đáu bao năm được đoàn tụ với người thân, không còn cảnh chia cắt, ngày ấy gian khổ bao nhiêu thì bây giờ được gặp lại anh em người thân càng xúc động, trân trọng thêm bao nhiêu hòa bình độc lập” – bà Thanh xúc động nói. 

Niềm vui ngày thống nhất, non sông từ nay liền một dải

Còn đối với những người dân miền Bắc như bà Nguyễn Thị Lan (Phường Thọ Xương, TP Bắc Giang), không khí ngày độc lập năm 1975 thật sự trở thành một ngày hội lớn của mỗi người dân Việt Nam. Bà chia sẻ: “Khi ấy tôi 15 tuổi nhưng cảm nhận về niềm vui của cả dân tộc rất rõ ràng, ở Hà Bắc bấy giờ cuộc sống còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng khi nghe tin thông báo chiến thắng trên loa truyền thanh, người dân các phố nhất loạt treo cờ, hân hoan vui mừng, tin chiến thắng của quân đội được kể ở khắp mọi nơi, những người bà con ở Hà Nội còn kể lại đường phố đông kín người dân cầm cờ hô vang mừng chiến thắng”.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng không khí náo nức của những ngày non sông thu về một mối, Bắc Nam liền một dải vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người… Trong ngày 30/4 lịch sử, đây là dịp để mỗi người dân Việt chúng ta nhắc nhớ về một quá khứ hào hùng, một biểu tượng sáng ngời về toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người và để những thế hệ sau càng trân trọng hơn giá trị của hòa bình, độc lập và tự do./.

Bài: Minh Anh - Ảnh tư liệu: Corbis

Bình Thuận: Đồng chí Nguyễn Hoài Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Chiều 29/3, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy (mở rộng) thực hiện công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đến tham dự có đồng...
18:32 - 29/03/2024
74 lượt xem

Ban Bí thư chỉ định một Vụ trưởng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh

Ông Trần Huy Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ...
15:17 - 29/03/2024
142 lượt xem

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải...
14:47 - 29/03/2024
163 lượt xem

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân

Cùng với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, đổi mới, tăng cường hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của...
08:43 - 29/03/2024
308 lượt xem

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
629 lượt xem