205
/
99739
Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XII Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XII
y-dang-long-dan-trong-nhiem-ky-dai-hoi-xii-y-dang-long-dan-trong-nhiem-ky-dai-hoi-xii
news

Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XII Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XII

Thứ 7, 31/10/2020 | 07:15:02
2,455 lượt xem

Lắng nghe và tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân đặt ra trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; trên các lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; cải cách tổ chức bộ máy; bổ nhiệm cán bộ…, Đảng không những lấy lại được lòng tin trong nhân dân mà còn giúp kinh tế phát triển, “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

                                                               

Lắng nghe và tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân đặt ra trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; trên các lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; cải cách tổ chức bộ máy; bổ nhiệm cán bộ…, Đảng không những lấy lại được lòng tin trong nhân dân mà còn giúp kinh tế phát triển, “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. 

Năm 2013-2014, Tổng công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới sự  điều hành của ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch HĐTV liên tiếp vào cảnh thua lỗ. Báo cáo của ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết, năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng.

Thế nhưng, thay vì bị xử lý, kỷ luật, sự nghiệp chính trị của ông Trịnh Xuân Thanh lại liên tục thăng tiến. Đỉnh điểm là việc ông Thanh được “luân chuyển”, bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, rồi được bầu vào đại biểu Quốc hội với số phiếu cao (sau đó không được công nhận tư cách đại biểu).

Câu hỏi đặt ra, liệu ông Trịnh Xuân Thanh sẽ còn leo cao, chui sâu đến mức nào nếu không có tiếng trống trận từ “việc cần làm ngay” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo?

Tháng 6 năm 2016, sau khi dư luận phản ánh về việc: Xe tư nhân gắn biển số xanh và “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, chỉ mấy ngày sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao Ủy ban Kiểm tra T.Ư chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính T.Ư, Ban Tổ chức T.Ư, Bộ Công an, Ban Cán sự đảng các bộ, cơ quan: Công thương, Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn dầu khí quốc gia khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí phản ánh và “coi đây là việc cần làm ngay”.

Từ kết quả kiểm tra, hàng chục cán bộ cao cấp đương chức hoặc nghỉ hưu liên quan đến Trịnh Xuân Thanh đã bị kỷ luật như cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa; Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc và hàng loạt các cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu ở Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, tỉnh Hậu Giang, Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tại hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác kiểm tra năm 2020 của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng kể lại rằng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 9/6/2016, yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra T.Ư cùng với các cơ quan kiểm tra, kết luận vụ việc Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang sử dụng xe tư nhân gắn biển số xanh, tuy tưởng như là một việc vi phạm nhỏ, nhưng có ý nghĩa như hoạt động mở đầu cho sự đổi mới công tác kiểm tra đảng nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.

                                               

Có thể nói, vụ việc Trịnh Xuân Thanh được ví như là “tiếng trống trận” báo hiệu một giai đoạn quyết liệt mới trong công tác đấu tranh, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong thời kỳ mới. Cũng từ đây, niềm tin của nhân dân đối với Đảng về đấu tranh, xử lý tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” ngày càng tăng dần.

Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng từ khóa VIII đến khóa XI kể, trước Đại hội XII của Đảng, một câu hỏi day dứt mà nhân dân luôn đặt ra là: “Một bộ phận không nhỏ” suy thoái, tiêu cực đang nằm ở đâu?

“Từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khóa VIII, thì công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng cũng đã có những chuyển biến nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và mong muốn của người dân. Tham nhũng vẫn là “giặc nội xâm”, bào mòn niềm tin của người dân đối với Đảng”, ông Kim nói.

Tuy nhiên, kể từ sau Đại hội XII của Đảng, cuộc chiến chống “giặc tham nhũng” đã có những đột phá quan trọng. Tất cả cán bộ, dù đương chức hay nghỉ hưu, dù Uỷ viên Trung ương, hay Uỷ viên Bộ Chính trị, nếu có vi phạm là bị xem xét xử lý, cách chức, thậm chí là phạt tù.

Mới đây, ông Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt tạm giam 4 tháng về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”, quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Như vậy, ông Chung, là quan chức mới nhất nối dài vào danh sách hơn 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, khởi tố, bắt tạm giam và phạt tù từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng

So với các nhiệm kỳ trước, con số hơn 100 cán bộ cao cấp bị xử lý là “kỷ lục buồn”, song nó lại phản ánh đúng thực tế về tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực… vốn đã được tích tụ, gây bức xúc trong nhân dân từ lâu; chỉ đến khi Đảng quyết tâm xây dựng và chỉnh đốn, gắn đức trị và pháp trị thì các vụ việc mới bị phanh phui và xử lý nghiêm minh.

Cũng bằng sự quyết tâm đó mà nhiều vụ việc phức tạp, nổi cộm xảy ra từ các nhiệm kỳ trước đây, tưởng như bị “chìm” thì nay được xem xét lại một cách công minh, khách quan, toàn diện. Qua đó, nhiều vụ việc nổi cộm, phức tạp đã được phanh phui như: Vụ Mobifone mua AVG; Vụ vi phạm ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Vụ Dự án Gang thép Thái Nguyên; Vụ Tập đoàn hóa chất; Vụ Thủ Thiêm; Vụ Cảng Quy Nhơn…, giúp ngăn ngừa thất thoát và thu hồi lại được số lượng tài sản lớn cho Nhà nước. 

Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cũng cho rằng, công cuộc chống tham nhũng hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Đó là sức mạnh của cơ chế phòng, chống tham nhũng. Cũng theo nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, việc nói “chống tham nhũng làm chậm lại tiến trình phát triển kinh tế”, khiến nhiều lãnh đạo “sợ sai, không dám làm gì”, chỉ là cách biện hộ, thậm chí bào chữa cho thái độ nửa vời.

Thực tế cho thấy, năm 2018, kinh tế nước ta tăng trưởng ở mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, với tốc độ đạt 7,08%. Thậm chí trong thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành, quý II năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 3,01%.

Gang thép Thái Nguyên - Nghìn tỷ hoang phế

                                                                                                

Theo ông Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nếu như trước đây, dư luận vẫn băn khoăn và đặt ra câu hỏi “một bộ phận không nhỏ ở đâu” thì nay không còn ai băn khoăn, đặt ra nữa. Điều đặc biệt là qua việc xử lý kỷ luật quyết liệt các cán bộ tham nhũng, tiêu cực, uy tín của Đảng trong nhân dân không những không giảm mà trái lại càng tăng cao.

Từng có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra Đảng, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư cho rằng, nếu không chống tham nhũng quyết liệt, có hiệu quả thì cán bộ sẽ trở nên hư thân, mất nết, kéo theo nhiều nguy cơ xấu với đất nước. Cho nên, điều quan trọng tới đây là phải tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, không để sai phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Không để những người có vi phạm leo cao, chui sâu vào bộ máy, thậm chí “chui” vào cả cán bộ cấp cao.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, cuộc chống tham nhũng, suy thoái, tiêu cực, không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Bởi tham nhũng như vòi bạch tuộc, với nhiều mối quan hệ phức tạp. Hơn nữa những đối tượng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái còn là đảng viên, cán bộ, thậm chí là cán bộ diện Trung ương quản lý nên muốn xử lý được đòi hỏi những người làm công tác phòng, chống tham nhũng phải trong sạch, bản lĩnh, dũng cảm, không ngại va chạm.

Trong khi đó, ông Phúc cho rằng, khóa XIII tới đây cần tiếp tục phát huy những kết quả và bài học quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, suy thoái, tiêu cực mà nhiệm kỳ XII đạt được. Từ đó, tiếp tục có những giải pháp để tạo ra những chuyển biến căn bản, hướng đến mục tiêu: Không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng và có muốn tham nhũng cũng không thể được.

Theo Tiền phong

http://special.tienphong.vn/special/35/w/y-dang-long-dan-trong-nhiem-ky-dai-hoi-xii.htm

  • Từ khóa

Sẽ phạt nguội xe vi phạm trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 26/4

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông xe vào ngày 26/4. Đơn vị vận hành sẽ phối hợp cơ quan chức năng phạt nguội các phương tiện vi phạm lỗi trên cao tốc.
16:49 - 23/04/2024
174 lượt xem

Thủ tướng: 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực...
16:15 - 23/04/2024
184 lượt xem

Hà Nội bắn pháo hoa 6 điểm kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô

Dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10/10 năm nay, Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa với 7 trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp.
16:38 - 23/04/2024
181 lượt xem

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ: Trạm dừng nghỉ cao tốc hợp lý giúp lái xe phục hồi thể chất, tinh thần

Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh tính đồng bộ trong đầu tư và lưu ý việc đầu tư hạ tầng, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc
14:38 - 23/04/2024
233 lượt xem

Cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ gặp mặt ở thủ đô Hà Nội

Gặp mặt các cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhắn nhủ thế hệ trẻ phải hiểu...
14:31 - 23/04/2024
230 lượt xem