205
/
65398
Giải quyết thủ tục hành chính cho dân, doanh nghiệp: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức
giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-cho-dan-doanh-nghiep-nang-cao-y-thuc-trach-nhiem-cua-cong-chuc
news

Giải quyết thủ tục hành chính cho dân, doanh nghiệp: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức

Thứ 3, 18/09/2018 | 11:03:07
703 lượt xem

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp đang là chủ trương lớn của Chính phủ. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, nếu để chậm thủ tục hành chính thì phải xin lỗi dân.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho dân, một số chuyên gia cho rằng, ngoài việc xin lỗi dân thì cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức. Phải kiểm tra, đi đôi với nó là có biện pháp xử lý kinh tế đủ mạnh…

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGPPhó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGP

Chi phí còn nhiều, cán bộ còn sách nhiễu

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, những năm qua công tác giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp từng bước có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần giải quyết phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch của hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phục vụ nhân dân.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, công tác giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương còn nhiều tồn tại. Việc phục vụ của cán bộ với tư duy lấy người dân làm trung tâm chưa được nhận thức một cách nghiêm túc. Điều này thể hiện qua những phản ánh, phàn nàn về trình độ, hành vi ứng xử của một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa. Tình trạng chậm trễ, quá hạn trong giải quyết hồ sơ, TTHC, nhất là loại hình dịch vụ công trực tuyến còn phức tạp. Điều này cho thấy độ trễ khá lớn từ chính sách cho đến hành động.

Ông Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chấn chỉnh việc giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị của mình, hạn chế tối đa việc người dân và doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần. Đồng thời khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC, tình trạng quá hạn trong giải quyết TTHC.

“Cần nghiêm túc xử lý các phản ánh, khiếu kiện của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC. Đồng thời thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân và tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, phải có các giải pháp khen thưởng, động viên kịp thời công chức, viên chức được đánh giá cao trong giải quyết TTHC và xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định” - ông Trương Hòa Bình nói.

Trao đổi với Báo Lao Động về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) chia sẻ, thực tế hiện nay trong quá trình làm thủ tục hành chính thì việc cán bộ, sách nhiễu, đòi bôi trơn trong dân là có. Ông Phương cho rằng, trong chủ trương chỉ đạo chung thì phải giải quyết dứt điểm và đặc biệt trong thủ tục hành chính đã cảnh báo nghiêm cấm gây phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đó.

Theo ông Phương, về chủ trương xin lỗi dân khi làm chậm thủ tục hành chính là rất tốt. Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tế vẫn còn khó. Bởi hiện nay nhiều tồn đọng là do khách quan chứ không phải do chủ quan. “Trước kia một số thủ tục, đặc biệt là đất đai nhiều văn bản, nghị định sai sót dẫn đến xử lý bị khó, chậm nên khi chậm thì cán bộ phải trả lời cho dân sớm để dân nắm rõ, thông cảm” - ông Phương nói.

Cần có biện pháp răn đe

Cũng theo ông Phương, ngoài những lý do khách quan, trường hợp mà chủ quan, thậm chí mà bị người dân phát hiện, khiếu kiện thì phải vào kiểm tra, thanh tra để xác định xử lý. Có thể xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy tố (nếu có dấu hiệu tham nhũng). “Trong Luật Công chức sửa đổi sắp tới phải có những quy định rành mạch hơn. Đặc biệt, trong các quy định của luật pháp phải điều chỉnh biện pháp răn đe để có cơ sở xử lý vi phạm” - ông Phương nhấn mạnh.

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động, PGS-TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, trước hết cần bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Ví dụ thủ tục đóng thuế Hải quan còn rất nhiều giấy tờ gây trở ngại cho người thực hiện, vì vậy cần cắt giảm cho chúng trở nên đơn giản hơn. Hai là, cần xác định thái độ của người công chức, đó là phục vụ dân đúng mực, đúng với chức năng của mình. Muốn vậy, phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát.

Theo PGS-TS Đức, ngoài giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm của công chức thì phải kiểm tra, đi đôi với nó là có biện pháp xử lý kinh tế đủ mạnh. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tăng lương sao cho phù hợp. Một giải pháp nữa là cần đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phải là những người có trình độ chuyên môn, thông thạo nghề nghiệp. Còn về phía người dân, theo ông Đức thì nâng cao ý thức dân chủ cho họ là việc làm cần thiết.

Theo Cao Nguyên/Lao động

  • Từ khóa

Bình Thuận: Đồng chí Nguyễn Hoài Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Chiều 29/3, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy (mở rộng) thực hiện công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đến tham dự có đồng...
18:32 - 29/03/2024
110 lượt xem

Ban Bí thư chỉ định một Vụ trưởng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh

Ông Trần Huy Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ...
15:17 - 29/03/2024
183 lượt xem

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải...
14:47 - 29/03/2024
204 lượt xem

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân

Cùng với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, đổi mới, tăng cường hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của...
08:43 - 29/03/2024
339 lượt xem

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
672 lượt xem