205
/
53908
Lấy ý kiến trong Chính phủ về quyền lực trưởng đặc khu kinh tế
lay-y-kien-trong-chinh-phu-ve-quyen-luc-truong-dac-khu-kinh-te
news

Lấy ý kiến trong Chính phủ về quyền lực trưởng đặc khu kinh tế

Thứ 5, 05/10/2017 | 13:00:10
646 lượt xem

2 phương án thăm dò được đưa ra, một là không tổ chức một cấp chính quyền ở đặc khu, quyền lực theo đó tập trung ở Trưởng đặc khu như một thiết chế quản lý hành chính, hai là tổ chức cấp chính quyền đặc khu với đủ HĐND, UBND nhưng không tổ chức chính quyền cấp xã/phường…

Đặc khu kinh tế: Ai giám sát quyền hạn của Trưởng đặc khu?
Đặc khu kinh tế: Cho nước ngoài thuê đất 99 năm có dài quá không?

Trước việc còn nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (đặc khu), mới đây, phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ xung quanh dự án này đã được phát ra.

Có 4 vấn đề đã được gợi ý để các thành viên Chính phủ lựa chọn.

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Đầu tiên, liên quan đến tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Luật (Điều 1 dự thảo Luật), phiếu thăm dò đã đưa ra 2 phương án: Phương án 1 như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ tên gọi là Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để phù hợp với kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội. Phương án 2 được đưa ra là đổi tên thành Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho phù hợp với nội dung và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật (chỉ quy định cho riêng 3 khu này).

Về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đặc khu, nhất là quy định về phạm vi quyền lực và giám sát quyền lực với người đứng đầu đặc khu cũng có 2 phương án được gợi ý. Phương án 1, tổ chức Trưởng Đặc khu như một thiết chế, không tổ chức HĐND và UBND ở cấp Đặc khu; cũng không tổ chức HĐND và UBND ở cấp xã, phường mà tổ chức Trưởng khu hành chính với tính chất là người đại diện hành chính của Trưởng Đặc khu tại địa bàn khu hành chính. Phương án 2, tổ chức một cấp chính quyền địa phương ở Đặc khu gồm có HĐND và UBND; không tổ chức cấp chính quyền địa phương ở xã, phường trực thuộc mà tổ chức Văn phòng Khu hành chính với tính chất là cơ quan hành chính đại diện của UBND Đặc khu trên địa bàn khu hành chính.

Trước đó, tại một hội thảo về tổ chức chính quyền đặc khu do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức, ông Hoàng Thanh Tùng – Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật, cơ quan thẩm tra dự án luật cũng cho biết: Qua thẩm tra và cho ý kiến sơ bộ thì đây là một trong những vấn đề cả cơ quan thẩm tra lẫn UB Thường vụ Quốc hội còn ý kiến khác nhau.

Riêng trong UB Pháp luật cũng còn ít nhất 3 luồng ý kiến, 2 luồng ý kiến tương tự như các phương án được đưa ra thăm dò các thành viên Chính phủ nhưng bên cạnh Trưởng Đặc khu có thiết kế thêm Hội đồng giám sát tư vấn, với mục đích bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp về tăng cường giám sát quyền lực ngang cấp. Ý kiến khác đề nghị vẫn tổ chức HĐND và UBND, nhưng với thẩm quyền khác.

Vấn đề này, ngay trong giới chuyên gia lập pháp cũng còn rất nhiều cách hiểu khác nhau về Điều 111 Hiến pháp 2013 về việc bắt buộc hay không bắt buộc phải có Hội đồng nhân dân với một chính quyền và nếu chỉ có trưởng đặc khu có vi hiến hay không.

Về lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đầu tư, thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài của tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu (Điều 6 dự thảo Luật), phương án thứ nhất được đưa ra là không áp dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 670 Bộ Luật dân sự, theo đó cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài. Phương án 2 là thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành của Bộ luật dân sự, áp dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 670 Bộ Luật dân sự, theo đó pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp hậu quả pháp lý của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Về nguồn vốn đầu tư cho đặc khu (Điều 23 dự thảo Luật), phương án 1 là ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng. Mức hỗ trợ đối với từng đặc khu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Phương án 2 là để lại toàn bộ số tăng thu nội địa và toàn bộ số thu từ tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất phát sinh trên địa bàn đặc khu trong thời gian không quá 10 năm kể từ khi thành lập, để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

Ngoài ra, các thành viên Chính phủ cũng có thể đề đạt các ý kiến khác về các nội dung được đưa ra gợi ý hoặc về các nội dung khác.

Theo P.Thảo/Dân trí

  • Từ khóa

Kỷ luật Ban cán sự Đảng tỉnh Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ cùng loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định nhiều tổ chức, cá nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc vi phạm nghiêm trọng quy định trong một số dự án đầu tư, trong đó có các dự án...
16:37 - 24/04/2024
364 lượt xem

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VneID

Để thúc đẩy chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID, tập trung thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp...
14:25 - 24/04/2024
442 lượt xem

Thủ tướng thúc chuyển đổi số trong thu, chi dịch vụ kinh doanh ăn uống

Quán triệt nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước, Thủ tướng lưu ý đẩy mạnh chuyển đổi số trong thu, chi dịch vụ kinh...
11:00 - 24/04/2024
518 lượt xem

Thúc đẩy xử lý vấn đề Biển Đông và Myanmar

Tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chiều 23.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh VN dành nhiều tâm huyết cho sáng kiến này với mong muốn Diễn đàn...
07:35 - 24/04/2024
581 lượt xem

Sẽ phạt nguội xe vi phạm trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 26/4

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông xe vào ngày 26/4. Đơn vị vận hành sẽ phối hợp cơ quan chức năng phạt nguội các phương tiện vi phạm lỗi trên cao tốc.
16:49 - 23/04/2024
964 lượt xem